"Hầm vàng" với dấu tích đền thờ Hindu giáo của Vương quốc Phù Nam xưa trên đất An Giang

Bảo Phong Thứ tư, ngày 03/08/2022 07:00 AM (GMT+7)
Nhiều hiện vật, dấu tích liên quan đến nền văn hóa Óc Eo đã phát lộ tại Gò Út Trạnh nằm trên sườn dốc Đông núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Di chỉ có liên quan đến văn hóa Óc Eo này vừa được bảo tồn, đưa vào phục vụ du khách tham quan, nghiên cứu về Vương quốc Phù Nam xa xưa.
Bình luận 0

Di chỉ khảo cổ học Gò Út Trạnh được phát hiện vào tháng 9.2010 bởi các chuyên gia của Trung tâm Khảo cổ học TP. Hồ Chí Minh và được khai quật lần đầu vào gần cuối năm 2011. 

Clip: Dấu tích văn hóa Óc Eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) qua di tích Gò Út Trạnh.

10 năm sau, Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo (An Giang) tái khai quật lại toàn bộ kiến trúc di tích Gò Út Trạnh nhằm  bảo vệ, trưng bày và phát huy giá trị của di tích. 

Ông Trịnh Văn Trạnh, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn (An Giang) bày tỏ: "Tôi nhớ thì lúc hồi xưa, lúc đó cất nhà, tôi thấy có mô đất nhưng mà ở trên chỉ trồng cây thôi. Lúc đó tôi có nói với mấy anh tôi là không chừng nơi đây có hầm vàng. Thôi thì mình cứ mở cửa hầm thử coi…mở ra thì có".

"Hầm vàng" với dấu tích đền thờ Hindu giáo của Vương quốc Phù Nam xưa trên đất An Giang  - Ảnh 2.

"Hầm vàng" với dấu tích đền thờ Hindu giáo của Vương quốc Phù Nam xưa trên đất An Giang  - Ảnh 3.

Dấu tích đền thờ Hindu giáo tại di tích Gò Út Trạnh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang mang đậm văn hóa Óc Eo.

Di tích Gò Út Trạnh có dấu tích đền thờ 3 vị thần Hindu giáo. Đền thờ được xây dựng bằng vật liệu hỗn hợp gạch và đá. Đây là một trong những di tích kiến trúc tương đối còn nguyên vẹn nhất của quần thể di tích Óc Eo - Ba Thê và là khu đền thờ Hindu giáo hiếm hoi trong hệ thống các di tích văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ.

Đền thờ tôn thờ cả 3 vị thần tối cao của Hindu giáo cùng trong một không gian. Di tích Gò Út Trạnh rộng khoảng 640m2, có niên đại từ thế kỷ 5 – 7 sau Công nguyên, bao gồm 3 kiến trúc chính của 3 ngôi đền thờ nằm trên một trục đường thẳng Bắc - Nam. 

"Hầm vàng" với dấu tích đền thờ Hindu giáo của Vương quốc Phù Nam xưa trên đất An Giang  - Ảnh 4.

Du khách quét mã QR để truy cập tìm hiểu về nội dung di tích Gò Út Trạnh cũng như nền văn hóa Óc Eo xa xưa trên vùng đất Thoại Sơn (An Giang).

Ngôi đền phía Nam là đền thờ của thần Vishnu; ngôi đền Trung tâm là đền thờ thần Shiva; ngôi đền phía bắc là đền thờ thần Brahma. 

Ở trung tâm của ngôi đền phía Nam là cấu trúc của một hố thờ, bao gồm một kiến trúc gạch hình vuông có diện tích là 2.85 x 2.85m. Trung tâm của hố thờ là một kiến trúc gạch thường được gọi là Trụ giới Seima.

"Hầm vàng" với dấu tích đền thờ Hindu giáo của Vương quốc Phù Nam xưa trên đất An Giang  - Ảnh 5.

Ông Trịnh Văn Trạnh (thứ 3 từ trái sang) đang giới thiệu với du khách về quá trình phát hiện di tích Gò Út Trạnh của nền văn hóa Óc Eo liên quan đến vương quốc cổ Phù Nam xưa.

Anh Hà Tuấn Kiệt, khách tham quan đến từ TP Hồ Chí Minh thổ lộ: "Mình là du khách lần đầu tiên biết được nền văn hóa của Óc Eo. Thì ra di tích có từ rất là lâu đời được những nhà khảo cổ trùng tu lại rất ý nghĩa. Rất tự hào vùng Bảy Núi, vùng quê hương mình khai quật di tích lịch sử, về một nền văn hóa xa xưa vừa có ý nghĩa vừa đẹp".

 Hiện di tích Gò Út Trạnh đã hoàn thành đưa vào phục vụ du khách, và đang hứa hẹn sẽ là điểm du lịch di tích văn hóa thu hút nhiều khách tham quan. Nhiều du khách đến di tích Gò Út Trạnh muốn tìm hiểu, tận mắt chứng kiến những gì còn lại hết sức độc đáo của người xưa xây dựng công trình kiến trúc cách đây hàng ngàn năm...".

"Hầm vàng" với dấu tích đền thờ Hindu giáo của Vương quốc Phù Nam xưa trên đất An Giang  - Ảnh 6.

Vùng núi Ba Thê ở Thoại Sơn, tỉnh An Giang-nơi phát hiện nhiều dấu tích về nền văn hóa Óc Eo liên quan đến vương quốc cổ Phù Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem