Các tiêu chí này như tiêu chí về: Quy hoạch NTM, dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, giao thông nội đồng...
Trước thực trạng này, ông Phạm Văn Sinh- Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: “Một số tiêu chí nêu trong Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ là hỗ trợ 100% bằng ngân sách nhà nước, nhưng ở đây là ngân sách từ 4 cấp, gồm: T.Ư, tỉnh, huyện, xã, chứ không phải hoàn toàn từ T.Ư.
Song do lãnh đạo một số xã hiểu sai lệch chủ trương này, có nhiều xã vẫn kỳ vọng vào ngân sách cấp trên mà không chủ động tháo gỡ khó khăn và huy động mọi nguồn lực để thực hiện”. Theo đánh giá, riêng về công tác quy hoạch NTM dù mức hỗ trợ như nhau, nhưng có huyện hoàn thành nhiều, huyện lại hoàn thành quá ít. Những huyện có số xã hoàn thành ít đều chung một lý do, ít tiền nên đơn vị tư vấn bỏ dở công việc, năng lực đơn vị tư vấn thấp...
Không chỉ riêng việc quy hoạch, còn nhiều việc ở Thái Bình như đào đắp giao thông, thuỷ lợi nội đồng, đáng lẽ có thể huy động hoàn toàn sức dân, nhưng một số địa phương vẫn thuê máy móc, nhà thầu để làm.
Về thực trạng này, UBND tỉnh Thái Bình đã có chủ trương, nếu địa phương nào chưa có kinh phí để cứng hoá đường giao thông nông thôn, trước mắt tạo được mặt bằng, lòng đường, hành lang đường theo tiêu chí NTM, sau đó tiềm lực đến đâu cứng hoá đến đấy.
Ông Phạm Văn Sinh cũng cho rằng: “Một thực tế nữa là các địa phương ở Thái Bình chỉ chú trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa quan tâm đến thực hiện các phần việc khác, như tiêu chí: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh trật tự xã hội; giáo dục; văn hoá... để hoàn thành những tiêu chí này cũng không đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, quan trọng là lãnh đạo cơ sở cần có giải pháp để thực hiện như thế nào cho hiệu quả...”.
Hồng Châu
Vui lòng nhập nội dung bình luận.