Thăng Long

  • “Ngày xưa có một ngôi làng/ Ngôi làng nên thơ tên là Nghi Tàm/ Ngày nay có một con đường/ Con đường thênh thang tên là Nghi Tàm”. Bài hát da diết, buồn buồn của nhạc sĩ Thanh Tùng nhắc ta nhớ về một vùng đất vô cùng nên thơ bên Hồ Tây với nghề tằm tơ, với những bến tắm, cung điện, lâu đài làm nơi du ngoạn nghỉ ngơi của vua chúa các triều đại…
  • Thời mới mở cửa, người ta nhắc nhiều đến… thịt chó Nhật Tân. Cũng may mà cơn sốt ấy qua nhanh, để Nhật Tân giờ đây vẫn giữ được vẻ đẹp lãng mạn và hiện đại với “đào Nhật Tân” hay “cầu Nhật Tân”. Trong lịch sử hàng ngàn năm của Hồ Tây, vùng Nhật Tân có một vị trí đặc biệt.
  • Con đường Lạc Long Quân bên Hồ Tây hiện nay kéo dài từ đê Nhật Tân đến cuối phố Hoàng Hoa Thám. Thế kỷ 9, con đường này là lũy bảo vệ thành Đại La từ Nhật Chiêu đến Cầu Giấy qua Giảng Võ, Ô Chợ Dừa, Kim Liên kéo đến Lương Yên nối vào đê sông Hồng.
  • Dù trải qua thời gian với biến động của lịch sử cũng như sự khắc nghiệt của khí hậu, các làng quanh hồ hiện còn rất nhiều chùa, đền, miếu, đình gắn liền với truyền thuyết, tín ngưỡng và các nhân vật trong lịch sử. Đến đây, ta có thể tìm lại một phần bản nguyên của phái thiền Tào Động, của Đạo giáo và tư tưởng dung hợp tôn giáo của người Việt.
  • Trong trận chiến bảo vệ đất đai và vương pháp chống lại quân Chiêm Thành năm Ất Mão (1075), Lý Thường Kiệt nhờ vào một thám tử nhỏ tuổi đã thay đổi cục diện, chuyển khó khăn thành thuận lợi và giành được chiến thắng.
  • Sau một thời gian đây đó, Hồ Xuân Hương trở lại Khán Xuân dựng Cổ Nguyệt đường để làm thơ và dạy học. Cổ Nguyệt đường nhìn ra hồ Tây xanh bát ngát mầu sen. Có lẽ thời gian ở bên hồ Tây là phần đời an bình nhất của nữ sỹ. Nếu đúng mộ bà ở Hồ Tây, mảnh đất thẫm huyền thoại thì ta cũng không cần biết chính xác ở vị trí nào, vì bà cũng là một huyền thoại của Hồ Tây.
  • Trong những năm đầu ở ngôi, Lê Thái Tổ đã nhiều lần cho quân đánh dẹp các thế lực phản loạn, trong đó có hậu duệ của nhà Hồ, tiếc là sự kiện này không được chính sử nhắc đến.
  • Nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến lược khảo về 2 con sông ở Hà Nội, trong đó sông Thiên Phù đã đi vào ký ức, còn sông Nhuệ cũng có một lịch sử khó tin.
  • Đó là một phần của lịch sử Thăng Long - Hà Nội, một phần thấm đẫm ký ức, kỷ niệm của bao thế hệ. Và gần đây, chuyện cho trẻ tiền ăn sáng cũng trở thành vấn đề tranh luận trên mạng xã hội. Thế mới biết, chuyện cơm sáng hay quà sáng quan trọng như thế nào.
  • Cùng với núi nhân tạo, Thăng Long còn có sông Tô Lịch được coi là long mạch. Sông Tô Lịch xưa dài 30 km, bề ngang rất rộng và là đường giao thông thủy quan trọng từ phía Đông Nam vào thành Thăng Long.