Thịt lợn an toàn: Sản lượng tiêu thụ tăng gấp đôi giữa bão dịch

Anh Thơ Thứ tư, ngày 27/03/2019 16:27 PM (GMT+7)
Chia sẻ tại cuộc họp của Bộ NNPTNT với các doanh nghiệp, chủ trang trại bàn giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi, đại diện Masan cho biết, trong tháng qua, sản lượng thịt an toàn nhãn hiệu Meat Deli của doanh nghiệp đã tăng gấp đôi.
Bình luận 0

Được biết, Masan hiện có 55 cửa hàng chuyên cung cấp thịt lợn an toàn trên địa bàn Hà Nội. Dù dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nhưng sản lượng thịt tiêu thụ của doanh nghiệp vẫn tăng gấp đôi so với trước. Hiện, mỗi ngày Masan cung cấp ra thị trường khoảng 300 con lợn.

"Đặc biệt, chúng tôi cam kết sản phẩm thịt Meat Deli sẽ không tăng giá" - ông Nguyễn Thiều Nam - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Masan nói.

Điều này chứng tỏ người tiêu dùng đang rất cần những nguồn thịt lợn an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm và dư địa phát triển còn lớn.

img

Dây chuyền chế biến thịt của Masan. Ảnh: Dân Việt.

Theo ông Kiều Văn Đức, đại diện Tập đoàn CP, hiện nay, tồn heo trong dân rất nhiều, làm cho những con heo chưa được bán có nguy cơ mắc dịch bệnh lớn. "Để gỡ khó cho người chăn nuôi ngay lúc này, nguồn cung cấp heo trong tương lai cần thông suốt lưu thông; nếu giá xuống thấp, người chăn nuôi bỏ đàn, nguồn cung sẽ khan hiếm" - ông Đức nói.

Đó là chưa kể, việc vận chuyển con giống đang gặp khó khăn, phải đi qua các trạm kiểm dịch làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DABACO, cho biết, từ cuối năm 2016 đến nay, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, giá cả sụt giảm chạm đáy khiến người chăn nuôi lỗ nặng, khi giá tăng thì lại có dịch lở mồm  long móng rồi đến dịch tả lợn châu Phi. Nếu không có giải pháp tiêu thụ và hỗ trợ người dân thì sẽ rất khó khăn, đảm bảo thị trường lưu thông lúc này là sự sống còn.

Ông So cũng đề nghị Bộ NNPTNT và các ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn công tác truyền thông để người tiêu dùng không quay lưng với thịt lợn, người chăn nuôi không bán thịt lợn bệnh, lợn chết ra ngoài thị trường.

"Chúng ta có nên xem xét lại việc công bố dịch hiện nay, bởi Trung Quốc chỉ công bố dịch ở những nơi có số lượng lợn mắc bệnh nhiều, như chúng ta có nơi chỉ chết 1 vài con lợn có nên xem là một ổ dịch không. Điều quan trọng là không làm người tiêu dùng hoang mang" - ông So nói.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, chúng ta nên xem lại quy trình công bố dịch sao cho đảm bảo đúng theo luật, đồng thời không gây hoang mang, hoảng loạn thị trường.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem