Xóm Be Trên và xóm Be, xã Chí Đạo là nơi trồng nhiều dổi nhất huyện Lạc Sơn. Hầu như gia đình nào nơi đây cũng trồng dổi, nhà ít vài cây, nhà nhiều lên đến cả trăm cây. Tháng Chín là thời điểm bà con nơi đây thu hoạch hạt dổi. Xóm trên, xóm dưới thơm lừng hương dổi.
Tháng Chín là thời điểm bà con người Mường ở xã Chí Đạo thu hoạch hạt dổi (ảnh: Hồng Duyên).
Hạt dổi khi chín có màu đỏ ối.
Theo ông Bùi Văn Bun, trưởng xóm Be thì năm nay dổi được mùa. "Có những cây dổi cho thu 2 tạ hạt tươi. Giá bán hiện tại là 500.000đ/kg. Bà con thu xong đã có thương lái thu mua tại vườn. Cây dổi nào được mùa, trị giá bằng cả cây vàng. Bà con phấn khởi lắm", ông Bun cho biết thêm.
Mỗi một kg hạt dổi tươi, bà con bán được 500.000 đồng.
Một cây dổi trưởng thành cao từ 20-30m. Mỗi cây dổi cho thu từ 10 đến vài chục kg hạt, thậm chí có những cây cho thu 2 tạ hạt tươi. Với thời giá bán như hiện nay, một cây dổi trị giá bằng cả cây vàng.
Khi phơi khô, hạt dổi có màu đen.
Vườn dổi của bà con người Mường.
Bà con người Mường ở Chí Đạo bắt đầu trồng cây dổi ghép. So với cây dổi trồng bằng hạt, cây dổi ghép cho thu hoạch sớm hơn. Năm thứ tư cây dổi ghép bói quả. Trong khi đó, trồng cây dổi bằng hạt phải sau 10 năm mới cho thu hoạch.
Cây dổi đã gắn bó với bà con người Mường ở xã Chí Đạo từ nhiều năm nay. Những năm gần đây, nhu cầu hạt dổi tăng cao, nên bà con đã thu được khoản tiền rất lớn từ cây dổi. So với những cây trồng khác, cây dổi mang lại lợi ích kép. Trồng dổi sau 10 năm cho thu hạt, và sau mỗi năm cây dổi cho nhiều hạt hơn. Sau này, cây dổi còn bán được cả gỗ.
Nhân giống cây dổi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.