Hệ thống điều khiển của trang trại kết nối với điện thoại, máy bóc vỏ lạc xách tay, máy cày mini “hai trong một”…là những sáng chế độc đáo của những người nông dân tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua.
Nhiều hộ nông dân huyện biên giới Đức Huệ (Long An) nhờ nuôi trâu kết hợp trồng lúa đã trở thành triệu phú. Đặc biệt, ở ấp 6, xã Mỹ Quý Tây của huyện Đức Huệ đàn trâu nuôi gặm cỏ đen cả cánh đồng, khi đàn trâu trở về xóm ấp từ cánh đồng thì khó ai mà đếm xuể kể cả nhìn lâu lâu.
Là một trong những hộ nông dân đi đầu chăn nuôi giống bò 3B (giống bò ngoại siêu to khổng lồ) ở huyện Hưng Hà (Thái Bình), đến nay anh Cao Đăng Cường (42 tuổi) ở thôn Dương Thôn, xã Cộng Hòa đã sở hữu đàn bò 3B hàng trăm con mỗi năm cho doanh thu 2,5 tỷ đồng.
Gà bản Đầm Hà - giống gà bản địa của huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) có lông sặc sỡ, thịt thơm ngon đang được anh Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc HTX Tuyền Hiền chăn nuôi, nhân giống. Mỗi năm, HTX bán ra thị trường khoảng 60 - 70 tấn gà Đầm Hà thương phẩm, nhưng nhiều lúc thương lái cứ hỏi có còn không.
Giữa cái nắng đổ lửa tháng 6, cùng với cán bộ Ban Nông nghiệp xã Yên Phương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), chúng tôi tìm đến hộ anh Tô Văn Mạnh - thanh niên trẻ tuổi đã khởi nghiệp thành công tại vùng đất trũng với mô hình nuôi cá chạch sụn.
Những năm gần đây, huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) triển khai nhiều dự án, mô hình hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao theo hướng bán công nghiệp, giúp người chăn nuôi có được hiệu quả kinh tế.
Thụ tinh nhân tạo đem lại nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên với nhiều người thụ tinh nhân tạo vẫn còn là điều rất mới mẻ và có những ngộ nhận sai lầm về phương pháp này.
Sáng 2/6, tại UBND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã diễn ra Hội thảo giới thiệu Dự án “Can thiệp dựa vào chăn nuôi hướng tới sinh kế bình đẳng và bền vững ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam”.