Trời rét cắt da cắt thịt như thế, nông dân Thái Bình "ủ ấm" cho tôm, cá, ngao, sò bằng cách nào?

Thứ tư, ngày 23/02/2022 06:17 AM (GMT+7)
Những ngày gần đây, không khí lạnh tăng cường đã khiến nhiệt độ giảm sâu, trời rét đậm có mưa làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân tỉnh Thái Bình...
Bình luận 0

Hiện nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) đạt 4.300ha, gồm nuôi ngao nước mặn 1.300ha, nuôi thủy sản nước lợ 1.400ha, nuôi thủy sản nước ngọt 1.600ha. 

Những ngày gần đây, không khí lạnh tăng cường đã khiến nhiệt độ giảm sâu, trời rét đậm có mưa làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thủy sản của người dân.

Trời rét cắt da cắt thịt như thế, nông dân Thái Bình "ủ ấm" cho tôm, cá, ngao, sò bằng cách nào? - Ảnh 1.

Hộ nuôi tôm tại xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) làm bạt linon che phủ toàn bộ ao để nuôi tôm trong mùa đông.

Để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến nuôi trồng thủy sản, huyện Thái Thụy chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết để chủ động các biện pháp phòng tránh rét cho thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Theo đó, về ao nuôi, nếu có điều kiện, các hộ nên thiết kế mái che phủ toàn bộ diện tích nuôi bằng bạt nilon để tránh gió lùa, nhất là đối với diện tích nuôi tôm.

Thêm vào đó, các hộ thả bèo tây che phủ khoảng 2/3 diện tích mặt ao để chắn gió; chủ động nâng cao mực nước trong ao từ 1,5m đến 2m để duy trì nhiệt độ nước ổn định. 

Trong quá trình nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản chú ý công tác chăm sóc quản lý, cho thủy sản ăn đầy đủ, sử dụng các loại thức ăn có chất lượng cao, khẩu phần ăn phù hợp, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho thủy sản...

Trần Tuấn (Báo Thái Bình)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem