Trồng thứ cây tốt um tùm, củ la liệt trồi lên mặt đất, ông nông dân Phú Yên làm ra loại bột ngon lành

Trần Nguyễn Lâm Viên (TTKN Phú Yên) Thứ hai, ngày 15/07/2024 19:03 PM (GMT+7)
Chúng tôi tìm đến nhà ông nông dân Lê Xếp, 70 tuổi ở thôn Phước Mỹ, xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) để nghe ông kể việc khởi nghiệp từ cây dong riềng, làm bột ngon lành từ củ dong riềng khi đã 66 tuổi
Bình luận 0

Cây dong riềng còn được gọi là cây khoai riềng, ở các địa phương tại huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) bà con hay gọi là cây môn chuối. 

Củ dong riềng (môn chuối) có vị ngọt thanh, giúp giải nhiệt, an thần hiệu quả. 

Từ củ dong riềng có thể chế biến thành bột, bánh, miến, hạt trân châu nấu chè hoặc cũng có thể chỉ luộc lên là có thể ăn ngay.

Trồng cây dong riềng tốt um tùm, củ la liệt trồi lên, ông nông dân Phú Yên làm ra loại bột ngon lành- Ảnh 1.

 Một bụi dong riềng nhổ lên la liệt củ ngon trong vườn gia đình ông Lê Xếp, nông dân xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên).

Theo ông Lê Xếp, năm 2020 tình cờ tham quan một số tỉnh bạn thấy việc trồng và chế biến củ dong riềng có vẻ hay hay, rồi ông tìm hiểu thêm qua sách báo và dần bén duyên với cây dong riềng. 

Nhận thấy đây là cây thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưởng, có thể phát triển mạnh ở địa phương nên ông quyết định đầu tư mua giống về trồng.

Trồng thành công cây dong giềng, ông Lê Xếp liều mua máy móc chế biến củ dong riềng khi thu hoạch củ, từ đó đến nay đã bốn năm trôi qua.

Trồng cây dong riềng tốt um tùm, củ la liệt trồi lên, ông nông dân Phú Yên làm ra loại bột ngon lành- Ảnh 2.

 Ông Lê Xếp, nông dân xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) bên một bụi cây dong riềng trồng trong vườn.

Ông Xếp chia sẻ thêm: Hiện nay có hai loại giống là dong riềng trắng và dong riềng đỏ. Có hai cách nhân giống dong riềng.

Đó là tách chiết chồi cây con từ bụi cây già hoặc sử dụng củ già không bị sâu bệnh hay hư thối, dùng dao cắt củ thành hom, mỗi hom có ít nhất 2 – 3 mắt sau đó chấm tro bếp vào để hãm nhựa. 

Sau khi cắt hom xong xếp đều trên các khay, để nơi khô thoáng trong bóng râm, tưới ẩm để ủ hom trong vòng 1-2 tuần thì hom dong riềng sẽ nhú mắt, khi hom giống dài khoảng 3 - 5 cm và có ít nhất 1 - 2 mầm thì có thể đem trồng. 

Mặc dù cây dong riềng có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng trên đất xốp, nhiều mùn, đủ ẩm, có nắng thì cây dong riềng phát triển mạnh, cho năng suất củ cao, phẩm chất tốt. 

Chính vì vậy, các vùng đất bãi, phù sa ven sông Ba rất thích hợp. Thời gian xuống giống cây dong riềng ở huyện Tây Hòa từ tháng 8 đến tháng 01 âm lịch hằng năm, tốt nhất trồng vào đầu mùa mưa.

Trồng cây dong riềng tốt um tùm, củ la liệt trồi lên, ông nông dân Phú Yên làm ra loại bột ngon lành- Ảnh 4.

Ông Lê Xếp giới thiệu bột dong riềng, một loại bột ngon lành.

Về chế biến bột, cứ 10 ký củ tươi thì làm ra 1 ký bột. Các công đoạn chế biến bột từ củ dong riềng: Trước hết phải rửa sạch củ rồi cho vô máy xay để lột vỏ ra hết, lược lấy bột ẩm rồi phơi khô từ 5 - 7 ngày. 

Giá bột dong riềng bán hiện nay 110.000 đồng/kg bột thành phẩm. Với diện tích trồng dong riềng 2.000 m2, cứ một vụ trồng bình quân ông thu được 200kg bột khô/năm. 

Bên cạnh đó, sẵn máy móc ông mua thêm củ nghệ đen và nghệ vàng để sơ chế bán cho người có nhu cầu.

Dự kiến trong thời gian tới ông sẽ đóng mác bao bì bột dong riềng để đăng ký tham dự bình chọn sản phẩm OCOP 3 sao.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ: Ông: Lê Xếp, ĐT: 0942278437.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem