Trồng rau an toàn, dân một xã ở Nghệ An cứ nhổ là bán hết sạch, thu hàng trăm triệu/ha
Trồng rau an toàn, dân một xã ở Nghệ An cứ nhổ là bán hết sạch, thu hàng trăm triệu/ha
Thắng Tình
Thứ năm, ngày 04/01/2024 18:46 PM (GMT+7)
Xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An có 370 ha đất sản xuất rau màu. Nông dân xã Quỳnh Liên đang sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đầu ra ổn định, thu về hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
Canh tác rau an toàn mỗi năm, một ha đất thu về hàng trăm triệu đồng
Xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An có diện tích trồng rau màu lớn nhất thị xã Hoàng Mai. Toàn xã có đến 370ha đất trồng rau. Người dân nơi đây có kinh nghiệm canh tác rau sạch từ nhiều năm nay. Rau sạch ở xã Quỳnh Liên được tiêu thụ ở nhiều thị trường lớn.
Người dân xã Quỳnh Liên trồng một số loại rau sạch chủ lực như: su su, cải ngọt, cà rốt, dưa hấu, dưa lê, mướp đắng, mướp Lào. Bình quân, người dân xã Quỳnh Liên thu về 255 triệu đồng/ha/năm.
Thời gian qua, Hội Nông dân xã Quỳnh Liên đã tập trung tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức, sản xuất rau màu theo hướng VietGap. Qua đó, đảm bảo an toàn cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Không chỉ tổ chức tập huấn cho bà con về khoa học, kỹ thuật, quy trình sản xuất rau theo hướng VietGap. Hội Nông dân xã Quỳnh Liên còn tổ chức thành lập Tổ hội sản xuất rau an toàn. Tổ hội với 8 thành viên tham gia. Đây cũng là những thành viên nòng cốt của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Quỳnh Liên.
Hiện nay các thành viên trong tổ sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng phân bón hữu cơ nhập khẩu để trồng rau sạch. Sử dụng phân bón hữu cơ nhập khẩu canh tác rau sạch mang lại năng suất, thu nhập cao.
Ông Hồ Văn Đông (trú tại xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai) sản xuất rau sạch vừa an toàn cho chính mình và người sử dụng. Việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giúp đất thêm tơi xốp. Khi thu hoạch thì bán cũng được giá hơn.
Tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ, canh tác rau an toàn.
Để hỗ trợ cho sản xuất an toàn, hạn chế lượng phế phẩm nông dân thải ra môi trường, các cấp Hội Nông dân đã triển khai xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
Hội Nông dân xã Quỳnh Liên đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ Tỉnh Nghệ An tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật, phương pháp thực hiện mô hình cho 100 hội viên tham gia. Các hội viên được hướng dẫn trực tiếp về quy trình xây dựng hố ủ, cách pha chế ủ phân hữu cơ vi sinh tại hộ gia đình từ phế, phụ phẩm nông nghiệp.
Chị Nguyễn Thị Liên (trú tại xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai) chia sẻ, khi ủ phân hữu cơ vi sinh giúp tận dụng được lượng phế, phụ phẩm nông nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó còn giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Đồng thời, khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh còn giúp tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh hại cho cây trồng. Đất canh tác cũng tơi xốp, màu mỡ.
cho đất giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân...Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích hội viên tham gia mô hình và nhân rộng trong toàn xã.
Ông Hoàng Ngọc Anh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An chia sẻ, các mô hình sản xuất rau an toàn đang được nhân rộng trên địa bàn xã. Hiện tại xã Quỳnh Liên đã xây dựng được 2 sản phẩm rau màu đạt chuẩn OCOP 3 sao là su su và cà rốt.
Thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục phối hợp với các các ban ngành, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các Hợp tác nông nghiệp tổ chức trao đổi kinh nghiệm, mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về sản xuất rau an toàn cho hội viên. Từ đó xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.