Trung Quốc ngày càng ít lí do bênh vực Triều Tiên?

Quang Minh - SCMP Thứ tư, ngày 24/05/2017 20:55 PM (GMT+7)
Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc là quốc gia duy nhất ủng hộ, trợ giúp Triều Tiên và thậm chí là dám đương đầu với liên minh quân sự Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản.
Bình luận 0

img

Triều Tiên 7 lần thử tên lửa từ đầu năm tới nay.

Những sự thay đổi gần đây trên chính trường quốc tế cho thấy rất có thể Bắc Kinh đã thay đổi trọng tâm ngoại giao của mình khi nhận ra mối nguy của Triều Tiên với ổn định, hòa bình thế giới. Thời gian qua, hàng chục nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ đã được áp đặt lên Triều Tiên nhằm buộc quốc gia Đông Á này phải từ bỏ tham vọng vũ khí của mình.

Từ năm 2006 tới nay, Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân 5 lần và trong năm 2017 đã bắn 7 quả tên lửa. Hôm 4.4, Triều Tiên bắn thử một quả tên lửa chỉ ít giờ trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida. Đây được xem là động thái khiêu khích nhằm trực tiếp vào Trung Quốc.

img

Trung Quốc đã hết lí do để bảo vệ Triều Tiên?

Một quả tên lửa khác được bắn chỉ ít giờ sau khi ông Tập chủ trì cuộc họp tại diễn đàn “Vành đai và con đường” ở Trung Quốc. Các chính khách Trung Quốc thời gian qua đã tốn rất nhiều công sức để quyết định xem tương lai nên “đối xử” thế nào với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ngoài ra, sự ủng hộ của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại dành cho Triều Tiên có thực sự thỏa đáng, tờ SCMP đặt câu hỏi.

Tác giả bài xã luận khẳng định nếu Trung Quốc vì Triều Tiên mà từ bỏ mối quan hệ của mình với thế giới, quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ lãnh hậu quả tồi tệ về thương mại và kinh tế. Lí do duy nhất mà Triều Tiên và Trung Quốc vẫn ủng hộ nhau được cho là bởi lịch sử quan hệ hữu hảo lâu đời và có chung đường biên giới. Tuy nhiên, tình hình đổi thay khiến Bắc Kinh cần suy nghĩ lại về đường lối trong thời gian tới.

Triều Tiên được xem là quốc gia “sân sau” của Trung Quốc trong cuộc chiến chống sự đô hộ và thuộc địa của phương Tây và Nhật Bản. Người Trung Quốc tham chiến trong cả ba cuộc chiến lớn ở Triều Tiên, bao gồm chống lại sự xâm lăng của Nhật Bản và Hàn Quốc ở các năm 1593, 1894 và 1951.

Vấn đề hiện nay là dù Trung Quốc có đổ hàng tỉ USD mỗi năm viện trợ cho Triều Tiên thì quốc gia Đông Á vẫn không chịu làm theo ý của Trung Quốc. Trong khi kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ hai con số thì Triều Tiên vẫn dậm chân tại chỗ. Bộ mặt nền kinh tế phản ánh sự khác biệt quá lớn giữa hai quốc gia.

Tờ SCMP đưa ra một sự so sánh đáng chú ý giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Hàn Quốc là nước có thu nhập giàu có hàng đầu châu Á trong khi Triều Tiên sở hữu nền kinh tế nghèo nàn bậc nhất thế giới. Mỗi năm, GDP đầu người của Triều Tiên là 642 USD trong khi Hàn Quốc là 27.000 USD.

Không chỉ gây tranh cãi bởi tham vọng hạt nhân, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un còn bị báo chí phương Tây cáo buộc nhiều điều khác. Trung Quốc từ lâu đã chống lại các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhắm vào Triều Tiên với hy vọng chính quyền Bình Nhưỡng không sụp đổ. Khi trở thành một trong những siêu cường thế giới, hành động này của Bắc Kinh mang lại một hình ảnh không đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

img

Tham vọng tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn được đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên.

Một quốc gia láng giềng có thể gây bất ổn khu vực và thậm chí là an ninh quốc gia là điều mà Bắc Kinh không mong muốn. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, Bắc Kinh cần hợp tác với cộng đồng quốc tế để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên càng sớm càng tốt.

Triều Tiên bắt đầu ngấm

Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu than từ Triều Tiên trong hai tháng qua, đánh dấu kim ngạch thương mại giữa hai nước rơi xuống...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem