Ở Trung Quốc, với những người đang nuôi con nhỏ như tôi, sữa nhiễm melamin, thịt siêu nạc, thịt lợn giả bò, rau dính thuốc trừ sâu, quần áo độc hại… là những từ luôn khiến các bà mẹ đau đầu.
Ở nước
tôi bây giờ, nhiều người thường bảo với nhau rằng bạn có thể kiếm được thật nhiều
tiền để mua bất kỳ thứ gì mình thích, nhưng có một thứ bạn khó mà mua được, đó
chính là thực phẩm sạch, nguồn thực phẩm bạn hoàn toàn tin tưởng.
Cha mẹ đưa con cái đến Bệnh viện Nhi đồng Quảng Châu, Trung Quốc ngày 18.9.2008 kiểm tra thận sau khi có tin sữa Tam Lộc nhiễm melamine.
Vài năm
trở lại đây, tin tức về việc phát hiện các cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn; nhà
hàng sử dụng dầu ăn toàn bã cặn, chất bảo quản hay chế biến độc hại; hay một
nhà nông sử dụng quá liều thuốc trừ sâu để rút ngắn thời gian thu hoạch… luôn
xuất hiện đầy trên các trang báo, trang mạng và cả trên tivi, loa phóng thanh.
Tôi quả thật không muốn nói xấu về những gì đang xảy ra với cuộc sống, nhưng mẩu
đối thoại với cậu bé Tiểu Minh 7 tuổi được một người mẹ đăng trên diễn đàn Nuôi
dạy con của trang mạng Sina mà tôi mới đọc cách đây 2 ngày khiến tôi giật mình,
cảm thấy buồn, bất an.
Hôm nay con muốn ăn thịt bò. Mẹ
mua nhé
Con không nghe và không đọc
tin bây giờ người ta giả thịt bò rất tinh vi hay sao. Tốt nhất chúng ta không
nên mua.
Vậy chúng ta mua thịt lợn mẹ
nhé.
Thịt lợn? Thịt lợn bây giờ
toàn thịt siêu nạc. Ăn thịt lợn là mình ăn hoá chất đấy con à.
Thế mẹ mua thịt gà vậy.
Dịch cúm gia cầm bây giờ diễn
biến rất phức tạp đấy con trai. Mẹ không chắc thịt gà cũng sẽ an toàn.
Vậy chúng ta trở về nhà thôi.
Ăn rau thôi. Không mua thịt nữa.
Rau sao. Mới cách đây vài ngày
đã có báo đưa tin trường hợp tử vong vì ăn phải rau còn hàm lượng thuốc trừ sâu
cao.
Chẳng nhẽ chúng ta chỉ ăn cơm
trắng mà không có thức ăn?Vậy thì ăn cơm trắng.
Gạo bây giờ cũng không còn là
thực phẩm an toàn đâu con. Một số doanh nghiệp đặt lợi ích lên trên hết, họ đã
dùng thuốc tẩy trắng gạo. Không có thuốc gì độc bằng.
Vậy từ giờ con chỉ ăn bánh mì.
Người ta bây giờ còn nghĩ ra
cách ngâm bánh mì với axit đấy.
Thế chỉ còn cách uống sữa để sống
hả mẹ
Sữa ở nước ta vài năm nay mọi
người không còn tin tưởng nữa sau vụ sữa nhiễm melamin con à.
…..
Sử dụng
các kích thích tố, hoá chất… có thể rút ngắn thời gian thu hoạch rau củ quả và đem lại nhiều lợi ích kinh tế hơn trong hoạt
động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nhưng tác hại mà nó đem đến thật khó mà tưởng
tượng.
Cũng
tại diễn đàn trên Sina, một người mẹ khác còn đăng tải hẳn báo cáo mới nhất rằng có
đến 91,3% số người
được hỏi đã rất quan tâm đến an toàn thực phẩm. Trong báo cáo, đa phần người tiêu dùng bày tỏ lo ngại về độ an toàn
của những thực phẩm chính như: Các loại thịt, đồ chiên, sữa, rau củ, dầu ăn,
dưa chua, thực phẩm đông lạnh, trái cây…
Ngày 14.11.2008, ở Thượng Hải, 200 tấn sữa bột nhiễm melamine mang đi tiêu huỷ. Chính phủ ra lệnh cho 22 công ty sữa của Trung Quốc bồi thường cho gia đình bị ảnh hưởng với tổng giá trị 160 triệu nhân dân tệ.
Tôi cũng là bà mẹ “hoạt
động” tích cực tại diễn đàn này. Mỗi một ngày tôi “ra-vào” diễn đàn để trao đổi,
trò chuyện với những người mẹ cũng đang nuôi con nhỏ như mình không dưới 5 lần.
Bây giờ đây câu chuyện của chúng tôi chủ yếu xoay quanh việc “chỉ” cho nhau những
cửa hàng bày bán đồ an toàn, chia sẻ những số điện thoại, địa chỉ, những
trang quảng cáo của một nhà nông nào đó chuyên cung cấp thực phẩm sạch…
Cậu con trai của tôi
năm nay học lớp 6 – cái tuổi cần bổ sung và cung cấp đa dạng các loại thực phẩm
nên tôi càng quan tâm vấn đề an toàn thực phẩm. Mỗi một buổi sáng đi chợ, nên chọn mua thức ăn gì, ở đâu bán đồ an
toàn… luôn khiến tôi đau đầu. Bởi vì các kích thích tố vô hình, thuốc kháng sinh, sữa, thức ăn trẻ em đã trở thành yếu tố nguy hiểm nhất, không
chỉ ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ
sinh sản, trí thông minh và thậm
chí ảnh hưởng đến cả những thế hệ
sau này.
Vì vậy, tôi luôn “quán
triệt” nguyên tắc dưới đây khi chọn thực phẩm cho cả nhà, nhất là cho cậu con
trai. Bởi chỉ có mình mới thực sự bảo vệ được mình.
Bây
giờ trên thị trường có rất nhiều thực phẩm phủ bên ngoài màu sắc đẹp, tất cả là để thu hút sự chú ý và gây hứng thú, nhưng tôi chắc chắn những thực phẩm nhiều màu sắc thường
thêm màu thực phẩm. Có loại an
toàn nhưng có những màu bị cấm sử dụng mà ta không hề hay biết. Vì vậy tốt nhất
tôi không mua những thực phẩm nhiều màu sắc này vì nó có thể gây dị ứng và ngộ
độc, ảnh hưởng đến gan.
Ở Trung Quốc hiện nay,
theo thống kê có 60% trẻ em mỗi ngày đều dùng thức ăn nhẹ. Phổ biến nhất là
khoai tây chiên, thực phẩm chiên rán sẵn, thịt xiên nướng, gà rán, đồ uống có
gas, sữa và trái cây đóng gói… Tôi luôn ưu tiên và hướng con mình đến những đồ
ăn nhẹ, dễ tiêu, tươi mới. Không coi đó là bữa ăn chính bởi nó sẽ không cung cấp
đủ dinh dưỡng cho con.
Những giờ học dạy về an toàn thực phẩm và các hoạt động ngoại khoá tuyên truyền về an toàn thục phẩm ngày càng được hướng đến ở các trường học Trung Quốc.
Tại diễn đàn của chúng
tôi, 73% các bậc cha mẹ nghĩ rằng, bác sĩ nhi khoa nên tham gia vào các tiêu
chuẩn chất lượng thực phẩm của trẻ em, 66% cho rằng cơ sở y tế cần thực hiện hệ
thống báo cáo kịp thời các trường hợp liên quan đến thực phẩm… Chúng tôi thường
nói với nhau, với một đứa trẻ mới sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Sữa
bột trong nước không an toàn, nên phải tích cực cho con bú mẹ.
Nhãn
thực phẩm cần phải được quan tâm. Khi chọn mua đồ cho con, phải dựa trên sự phát triển của trẻ em đang ở giai đoạn nào và phần ghi chú của hãng để có sự lựa chọn thức ăn tốt nhất cho
trẻ em.
Rau củ quả là thực phẩm
không thể thiếu hàng ngày. Nhưng hầu hết mọi người đang lo ngại về dư lượng thuốc trừ
sâu và phân bón. Chúng ta có
thể tự trồng vài cây rau sạch ở nhà.
Trước những thông tin quần áo trẻ em chứa nhiều hoá chất độc hại, các bậc phụ huynh chỉ có cách phải tỉnh táo và cân nhắc trước khi chọn mua đồ cho con.
Như một
người tiêu dùng, chúng tôi không có cách nào để phân biệt bằng mắt thường. Ngành công nghiệp chăn nuôi thịt gà Trung Quốc đang gây nhiều lo ngại về dư lượng trong thức ăn chăn nuôi, dư lượng hormone. Ăn một số loại thịt là tốt. Nhưng theo tôi trẻ em nên cố gắng giảm bớt việc
tiêu thụ thịt gà, thịt bò và các loại thịt khác.
Ngoài thực phẩm, quần áo
cho trẻ cũng là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Gần đây những tin tức
về quần áo Trung Quốc có chất gây rối loạn
hoóc-môn, chất độc gây đau đầu, trầm cảm và hóa chất độc hại đối với hệ sinh sản,
trẻ mặc vào dễ gây ngớ ngẩn…. là chủ đề bàn luận sôi nổi của các bà mẹ. Một quyết
định chung là “chấp nhận sống chung với lũ”, trong khi chờ đợi các cơ quan có
thẩm quyền lên tiếng và tìm cách giải quyết. Trước mắt, tôi chỉ có thể nhắc nhở
mình phải sáng suốt và tỉnh táo hơn khi chọn đồ cho con.
- Mua quần áo mới không nên để con mặc ngay mà phải giặt sạch sẽ. Một bộ
quần áo khi đến tay chúng ta thường qua rất nhiều khâu nên có thể ẩn chứa tác nhân gây bệnh mà chúng ta không nhìn thấy được bằng mắt thường.
- Mùi quần áo mới có thể khiến các bé bị ho. Một số quần áo vải
formaldehyde còn mới, nếu không sạch, nó sẽ gây kích ứng ở da.
- Hệ thống miễn dịch của bé còn kém, những hoá chất nhuộm có thể gây hại. Tốt nhất nên chọn màu nhạt, bằng vải
bông, đơn giản ít hoạ tiết. Cẩn thận khi mua ta có thể ngửi, nếu có mùi hăng
khó chịu, tốt nhất không nên mua.
"Câu chuyện của những bà mẹ đi tìm sự an toàn cho con"
- là diễn đàn trên Dân Việt, nơi để các bậc phụ huynh cùng chia sẻ
những tâm sự, câu chuyện cũng như kinh nghiệm... của bản thân trên con
đường đi tìm sự an toàn cho sức khỏe, bảo vệ cuộc sống đầy sắc hồng cho
những thiên thần bé nhỏ... Mọi đóng góp, chia sẻ xin gửi về báo điện tử Dân Việt qua hòm thư baodanviet@gmail.com và ghi rõ "Bài tham gia diễn đàn Câu chuyện của những bà mẹ đi tìm sự an toàn cho con". Những tâm sự, câu chuyện được đăng trên Dân Việt sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định.
|
Hàn Giang (Lược dịch từ Sina, Qinbei) (Hàn Giang (Lược dịch từ Sina, Qinbei))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.