Từ vụ thanh niên chết oan ức khi bị cổ thụ đè: Nhiều cây chực chờ “nuốt người” đi đường

Đông Thịnh Chủ nhật, ngày 27/09/2020 00:25 AM (GMT+7)
Sau nhiều vụ chết oan ức do ây xanh bật gốc, nhiều người dân khi lưu thông trên đường có cây cổ thụ lo lắng, bất an vì không biết tính mạng của mình bị đe dọa lúc nào.
Bình luận 0

img

Nhiều ngày sau vụ việc cây cổ thụ trên đường Nguyễn Tri Phương (đoạn trước Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, quận 10, TP.HCM) bật gốc ngã ra đường đè chết thanh niên đi xe máy, người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng. Đây cũng không phải là lần đầu xảy ra sự cố cây bật gốc, tét nhánh. Đã có rất nhiều trường hợp cây xanh gãy, đổ... gây thiệt hại về nhân mạng, tài sản của người dân.  

img

Ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM) cho biết, hiện nay số lượng cây có kích thước lớn bị sâu bệnh, già cỗi vẫn còn nhiều nên cần phải thay thế dần để tránh sự cố như vừa rồi. Tuy nhiên, khi những cây xanh bị sâu bệnh, già cỗi bị đốn hạ thì bị dư luận phản ứng mạnh.

img

 Ông Điệp cũng mong muốn trong thời gian tới khi đơn vị tổ chức đốn hạ những cây cổ  thụ xanh bị sâu bệnh, già cỗi được người dân đồng tình, ủng hộ.  Ghi nhận, trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM tồn tại hàng ngàn cây cổ thụ có nguy cơ ngã đổ, tét nhánh khi xảy ra giông lốc.

img

 Đường Nguyễn Tri Phương (quận 10), tuyến đường nơi thanh niên đi xe máy bị cây bật gốc đè chết có hàng trăm cây cổ thụ với tán lá rộng, nguy cơ ngã đổ bất cứ lúc nào.

img

 Hàng cây xanh cao, đứng thẳng tắp, có kích thước lớn nhưng phần rễ nhiều cây bị lộ thiên trên vỉa hè, nhánh vươn ra mặt đường khiến người dân lo lắng khi đi qua.

img

img

Nhiều cây có tán rất rộng có nguy cơ ngã đổ, tét nhánh.

img

Người dân khi lưu thông trên các tuyến đường có cây cổ thụ luôn bất an không biết tính mạng của mình bị đe dọa lúc nào.

img

“Nhìn bằng mắt thường mình thấy cây vẫn xanh tươi, phát triển tốt nhưng đâu có biết rễ cây bị mục nát. Sau sự việc cây bật gốc đè chết thanh niên trên đường Nguyễn Tri Phương, tôi phải cân nhắc khi ra đường lúc trời mưa gió”, chị Hoàng Thị Thanh Quý ngụ quận 10 cho biết.

img

img

Nhiều cây không có “đất để thở”

img

 Nhiều cây xanh được làm bồn bê tông xung quanh gốc. Các hàng cây cổ thụ đa số trồng ở lề đường mà xung quanh toàn bê tông và phía dưới là ống thì lấy đâu đất để rể cây bám. Vì vậy, khi cây to đường kính càng rộng và chiều dài càng cao gặp mưa gió là trốc gốc thôi. Biết bao người thiệt mạng oan ức mà có ông nào chịu trách nhiệm đâu?”, chị Nguyễn Thị Linh (ngụ quận 10) chia sẻ.

img

Nhiều cây xanh rễ còn phá bồn bê tông ăn ra đường.

img

“Đã có rất nhiều người thiệt mạng oan ức vì những cây xanh gãy đổ nhưng chưa thấy đơn vị nào chịu trách nhiệm. Trước mắt theo tôi cần thay thế gấp những cây xanh đã già cỗi trong toàn TP”, anh Lê Vĩnh Phú (ngụ quận Tân Bình) cho biết.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem