WHO nói gì về thực phẩm biến đổi gene?

Thứ ba, ngày 16/09/2014 13:52 PM (GMT+7)
Trên wbebite của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phiên bản tiếng Anh có đăng tải 20 câu hỏi – đáp về mối liên quan giữa thực phẩm biến đổi gene và sức khỏe con người, cũng như một số vấn đề mà thế giới có nhiều quan tâm. Nhằm giúp bạn đọc biết thêm về quan điểm của WHO, Dân Việt trích đăng một số nội dung hỏi đáp về vấn đề này.
Bình luận 0

Có những loại thực phẩm biến đổi gene nào trên thị trường hiện nay?

Tất cả cây trồng biến đổi gene hiện có trên thị trường đều được nghiên cứu phát triển dựa trên việc sử dụng một trong ba đặc tính cơ bản sau: Kháng côn trùng gây bệnh, kháng lây nhiễm virus và khả năng chống chịu với các loại thuốc diệt cỏ nhất định. Tất cả gene được sử dụng để biến đổi gene ở cây trồng đều có nguồn gốc vi sinh vật. 

Giống cây trồng

Đặc điểm tính trạng

Khu vực/ quốc gia chấp thuận

Ngô

Kháng sâu bệnh

Argentina, Canada, Nam Phi, Mỹ, khối EU

Kháng thuốc diệt cỏ

Argentina, Canada, Mỹ, khối EU

Đậu tương

Kháng thuốc diệt cỏ

Argentina, Canada, Nam Phi, Mỹ, khối EU

Hạt dầu

Kháng thuốc diệt cỏ

Canada, Mỹ

Rau diếp

Kháng thuốc diệt cỏ

Khối EU

Bí đao

Kháng virus

Canada, Mỹ

Khoai tây

Kháng thuốc diệt cỏ

Canada, Mỹ

 Thực phẩm biến đổi gene có an toàn hay không?

Những sinh vật biến đổi gene khác nhau sẽ mang gene đã được biến đổi bằng nhiều cách khác nhau. Điều này có nghĩa là với mỗi loại thực phẩm biến đổi gene  tính an toàn của chúng nên được đánh giá trên cơ sở từng trường hợp cụ thể,  không thể có một báo cáo chung về sự an toàn của tất cả các loại thực phẩm biến đổi gene.

Những thực phẩm chuyển gene có mặt trên thị trường hiện nay đều đã được thông qua đánh giá rủi ro và không có khả năng gây hại cho sức khỏe người dùng, điều này được chứng minh dựa vào kết quả tiêu thụ của phần lớn người dân tại các quốc gia  phê duyệt sử dụng thực phẩm biến đổi gene.

Duy trì đánh giá rủi ro dựa trên những nguyên tắc của Codex và hoạt động giám sát thị trường là cơ sở cho công tác đánh giá sự an toàn của loại thực phẩm này.

Những lo ngại chính đối với sức khỏe con người là gì?

Trong các cuộc thảo luận lý thuyết với nhiều khía cạnh khác nhau, có ba vấn đề chính được tranh luận nhiều nhất là khuynh hướng gây ra phản ứng dị ứng (dị ứng), chuyển gene và lai xa.

Gây dị ứng: Về nguyên tắc, việc chuyển đổi gene từ các loại thực phẩm gây dị ứng không được khuyến khích trừ khi có thể chứng minh được rằng sản phẩm protein của gene chuyển đổi không gây dị ứng.

Trong khi đối với các loại thực phẩm phát triển theo truyền thống thường không thể kiểm tra được nguy cơ gây dị ứng thì cách thức để kiểm tra vấn đề này ở thực phẩm biến đổi gene sẽ được đánh giá bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và WHO. Không có khả năng gây dị ứng nào được tìm thấy trong thực phẩm chuyển gene hiện nay trên thị trường.

Chuyển gene: Việc chuyển gene từ thực phẩm biến đổi gene vào các tế bào của cơ thể hoặc đến vi khuẩn ở đường tiêu hóa gây ra lo ngại rằng có thể các vật liệu di truyền được chuyển đổi ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Đặc biệt nếu các gene kháng kháng sinh sử dụng trong việc tạo ra biến đổi gene, được chuyển giao, mặc dù xác suất chuyển giao rất thấp và việc sử dụng công nghệ không dùng gene kháng thuốc kháng sinh gần đây được ủng hộ bởi một nhóm chuyên gia FAO / WHO.

Lai xa: Sự di chuyển của các gene từ cây trồng biến đổi gene vào cây trồng thông thường hoặc giữa những loài họ hàng trong tự nhiên (gọi tắt là "lai xa"), cũng như sự pha trộn của các loại cây trồng từ hạt giống thông thường với những hạt giống được trồng từ cây trồng biến đổi gene, có thể có tác động gián tiếp đến an toàn thực phẩm và an ninh lương thực.

Nguy cơ này là có thật, được nhận định khi phát hiện một loại ngô chỉ được chấp thuận sử dụng làm thức ăn gia súc xuất hiện trong sản phẩm ngô cho người tiêu dùng tại Hoa Kỳ. Một số nước đã áp dụng chiến lược phân chia rõ rệt các cánh đồng trồng cây trồng biến đổi và cây trồng thông thường để hạn chế hiện tượng lai xa.

Các biện pháp để giám sát sau mua bán các sản phẩm thực phẩm biến đổi gene và tính khả thi của các biện pháp này vẫn đang được thảo luận nhằm mục đích kiểm soát liên tục độ an toàn của sản phẩm thực phẩm biến đổi gene.

Có phải tất cả sản phẩm biến đổi gene trên thị trường đều  đã thông qua đánh giá rủi ro?

Các sản phẩm biến đổi gene trên thị trường hiện nay đều thông qua tất cả đánh giá rủi ro được thực hiện bởi cơ quan chức năng của mỗi quốc gia. Những đánh giá khác nhau nhưng đều xây dựng dựa theo một số nguyên tắc cơ bản giống nhau, bao gồm xem xét các nguy cơ có khả năng  ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Các đánh giá thường được thực hiện khá  kỹ lưỡng và chứng minh không có gì đáng lo ngại đối với sức khỏe con người khi sử dụng sản phẩm biến đổi gene.

Những thực phẩm chuyển gene có mặt trên thị trường hiện nay đều đã được thông qua đánh giá rủi ro và không có khả năng gây hại cho sức khỏe người dùng, điều này được chứng minh dựa vào kết quả tiêu thụ của phần lớn người dân tại các quốc gia  phê duyệt sử dụng thực phẩm biến đổi gene”.

Tổ chức Y tế Thế giới


Vì sao có sự lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng của ngành công nghiệp hóa chất đối với nền nông nghiệp?

Một bộ phận trong cộng đồng lo ngại về khả năng kiểm soát thị trường hạt giống của một số công ty hóa chất hiện nay. Họ lo sợ rằng với hệ quả từ lợi ích của công nghiệp hóa chất trên thị trường hạt giống, các loại giống truyền thống người nông dân sử dụng trước đây có thể bị giảm đi, thay vào đó là cây trồng biến đổi gene.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm của xã hội, đồng thời về lâu dài ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ cây trồng (ví dụ: với sự phát triển khả năng  kháng côn trùng gây hại và khả năng chịu thuốc diệt cỏ nhất định). Việc sử dụng độc nhất các loại cây trồng biến đổi gene kháng thuốc diệt cỏ cũng khiến cho nông dân phụ thuộc vào các chất hóa học.

Những người này lo sợ về vị trí thống trị của ngành công nghiệp hóa chất trong phát triển nông nghiệp, một xu hướng mà có thể chứng minh được.

Có phải phản ứng của mọi người đối với thực phẩm biến đổi gene có liên quan đến quan niệm về thực phẩm tại những khu vực khác nhau trên thế giới?

Tùy thuộc vào mỗi khu vực trên thế giới, mọi người thường có những thái độ  khác nhau đối với thực phẩm nói chung. Ngoài giá trị dinh dưỡng, thực phẩm nhiều khi còn mang ý nghĩa xã hội, lịch sử và trong một số trường hợp còn liên quan đến vấn đề tôn giáo.

Công nghệ biến đổi và sản xuất thực phẩm chuyển gene có thể tạo ra một số phản ứng tiêu cực từ phía người tiêu dùng, đặc biệt là trong trường hợp không thực hiện tốt khâu truyền đạt thông tin về những kết quả đạt được khi đánh giá rủi ro, chi phí và lợi ích của việc sử dụng thực phẩm biến đổi gene.

Sở hữu giống cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với quyền lợi của người nông dân?

Đúng. Quyền sở hữu trí tuệ cũng là một vấn đề được đưa ra thảo luận trong nhiều cuộc tranh luận về  thực phẩm biến đổi gene, bởi nó ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người nông dân. Quyền sở hữu trí tuệ , đặc biệt là nghĩa vụ cấp bằng sáng chế theo Hiệp định TRIPS (một thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới liên quan đến các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) đã được thảo luận trong tình trạng ngày càng xuất hiện nhiều giống cây trồng.

Xét trong phạm vi đối tượng sử dụng công nghệ gene trong y học, WHO cân nhắc xung đột giữa quyền sở hữu trí tuệ với quyền tiếp cận chính đáng các nguồn gene và chia sẻ lợi ích từ các quyền này. Quá trình xem xét đã bao gồm việc cân nhắc  các vấn đề có khả năng phát sinh từ hiện tượng độc quyền và những thắc mắc trong quy định cấp bằng sáng chế mới trong nghiên cứu về trình tự gene ở người.

Chúng ta có thể chờ đợi điều gì từ những phát triển trong lĩnh vực biến đổi gene?

Sinh vật biến đổi gene trong tương lai có thể bao gồm cây trồng với khả năng kháng bệnh hoặc chịu hạn được cải thiện, cây trồng tăng về mức độ dinh dưỡng tăng, các loài cá có đặc điểm tăng trưởng được tăng cường và thực vật hoặc động vật sản xuất protein có dược tính quan trọng như vaccin.

Trên trường quốc tế, các hội thảo chuyên môn được FAO và WHO tổ chức vào năm 2000 và 2001 đã vạch ra nhiều hướng phát triển mới, tiếp theo đó có thể kể đến Codex– một tổ chức đặc biệt về thực phẩm có nguồn gốc công nghệ sinh học. Các tổ chức kể trên đã tạo ra một khuôn khổ thống nhất hoạt động đánh giá rủi ro đối với các loại thực phẩm biến đổi gene.

Cụ thể, để đánh giá tính gây dị ứng của thực phẩm chuyển gene hoặc độ an toàn của các loại thực phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật biến đổi gene, FAO và WHO đã tổ chức hội thảo tập trung vào các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật biến đổi gene vào năm 2003 để tham khảo ý kiến từ nhiều chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này.

 WHO đang làm gì để cải thiện hoạt động đánh giá các loại thực phẩm biến đổi gene?

WHO sẽ giữ vai trò chủ động trong các vấn đề có liên quan đến  thực phẩm chuyển gene, chủ yếu bởi hai lý do:

  (1) WHO nhận thấy rằng y tế công cộng có thể được hưởng lợi rất lớn từ những tiềm năng của công nghệ sinh học, ví dụ: CNSH giúp gia tăng hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm, giảm dị ứng và sản xuất lương thực hiệu quả hơn;

 (2) Cần tiến hành kiểm tra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe người tiêu thụ thực phẩm biến đổi gene ở cấp độ toàn cầu.Công nghệ hiện đại phải được đánh giá kỹ lưỡng nếu muốn tạo nên cải thiện thực sự trong phương thức sản xuất thực phẩm. Đánh giá này phải mang tính toàn diện và tổng quát, không thể dừng lại ở việc nghiên cứu từng phần riêng lẻ chỉ tập trung vào sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người hoặc môi trường riêng biệt như trước đó.

Các hoạt động nghiên cứu đang được WHO tiến hành nhằm hướng đến cái nhìn rộng hơn về đánh giá thực phẩm biến đổi gene khi xem xét cả các yếu tố quan trọng khác. Các đánh giá về sinh vật biến đổi gene và các sản phẩm biến đổi gene không dừng lại việc đánh giá an toàn mà còn quan tâm đến an ninh lương thực, xã hội, khía cạnh đạo đức, khả năng tiếp cận và xây dựng. Các hoạt động mang tính quốc tế như thế này cũng sẽ có sự tham gia của rất nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác trong lĩnh vực này.

Bước đầu, Ban Chấp hành WHO đã tiến hành thảo luận vấn đề trong  một báo cáo WHO vào tháng 1 năm 2003. Báo cáo đang được phát triển với sự hợp tác của các tổ chức chủ chốt khác, đặc biệt là của FAO và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) .Báo cáo này đang được kỳ vọng có thể đặt ra cơ sở cho một định hướng tương lai tạo ra hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thống nhất mang tính quốc tế, đa tổ chức về thực phẩm biến đổi gene nào đó.

Hải Tâm (dịch, biên tập) (Trang Trại Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem