Tổ hội nuôi dê của một xã thuộc huyện Tánh Linh ở Bình Thuận tạo việc làm cho 30 lao động, thu nhập cao

Duy Bản (Hội ND huyện Tánh Linh/Hội ND tỉnh Bình Thuận) Thứ sáu, ngày 18/11/2022 05:13 AM (GMT+7)
Hội Nông dân xã Măng Tố, huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) chủ trì thành lập Tổ hội nghề nghiệp quy tụ 13 hộ chăn nuôi với tên gọi “Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê xã Măng Tố” do anh Võ Công Tân, thôn 5 làm Tổ trưởng.
Bình luận 0

Việc chăn nuôi dê ở địa bàn xã Măng Tố, huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) có từ rất lâu nhưng chủ yếu do bà con dân tộc chăn thả với giống dê cỏ của địa phương chậm lớn, năng suất không cao và chất lượng thịt kém khó chế biến. 

Nhận biết điều này một số hộ dân ở xã mạnh dạn đầu tư chuồng trại và phát triển đàn dê lai với ưu điểm là mau lớn, chất lượng thịt được thị trường ưa chuộng. 

Đến thời điểm đầu năm 2022 trên toàn xã  Măng Tố có 25 hộ nuôi với quy mô nhỏ tự phát, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu xuất dê hơi cho thương lái các nơi về thu mua. Đầu ra không ổn định còn bị thương lái ép giá.

Việc xây dựng Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp là thực hiện Hướng dẫn số 205-HD/HNDTW, ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội nông dân huyện.

Qua tuyên truyền, phân tích cho bà con chăn nuôi hiểu được lợi ích của việc hợp tác liên kết sản xuất, Hội Nông dân xã Măng Tố chủ trì thành lập Tổ hội nghề nghiệp quy tụ 13 hộ chăn nuôi với tên gọi “Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê xã Măng Tố” do anh Võ Công Tân, thôn 5 làm Tổ trưởng.

Về quy mô tổ hội và hiệu quả kinh tế: Số hộ tham gia tổ hội là 13 hộ với 30 lao động cơ bản. Bình quân mỗi hộ chăn nuôi 100 con dê.

Tổ hội nuôi dê của một xã của huyện Tánh Linh ở Bình Thuận tạo việc làm cho 30 lao động, thu nhập cao - Ảnh 2.

Anh Võ Công Tân, Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê xã Măng Tố, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.

Có hai hình thức nuôi dê của các hộ thành viên. Đó là nuôi dê nái sinh sản, hình thức này các hộ tự nuôi dê nái giống cho sinh sản, nuôi dê lớn và xuất bán dê thịt thương phẩm. Hộ nuôi không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi nhuận không cao và không đảm bảo nguồn cung cho các hợp đồng lớn.

Do đó, các tổ viên liên kết sản xuất kinh doanh với hình thức là nuôi dê thịt.

heo anh Võ Công Tân, Tổ trưởng cũng là người có vốn lớn nhập dê giống từ các nơi về giao cho các hộ nuôi với hình thức cho mượn vốn.

Anh Tân còn đầu tư thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y cho các hộ thành viên của tổ thông qua các đại lý lớn với hình thức trả chậm.

Sau thời gian các hộ chăn nuôi dê anh Võ Công Tân thu lại dê hơi xuất bán nguyên con hoặc tổ chức thuê nhân công giết mổ và giao thịt dê thương phẩm cho các đầu mối trong và ngoài tỉnh Bình Thuận. Với hình thức này tạo điều kiện cho các hộ thiếu vốn vẫn tham gia nuôi dê được.Theo hạch toán sản xuất, kinh doanh trong tổ hội: Dê giống nhập về 14-16kg/con giá thành 145.000 đ/kg hơi, khoảng 2.150.000/con; dê nuôi lớn sau 4 tháng khoản 39-40kg/con; giá 120.000đ/kg hơi,  khoảng 4.800.000/con. 

Dê ăn trong 4 tháng hết 4 bao cám bằng 1.200.000 đồng, thức ăn thêm và thuốc thú y là 450.000 đồng/con. Sau 4 tháng nuôi mỗi con dê bán thịt cho lợi nhuận bình quân 1.000.000 đồng, mỗi hộ nuôi bình quân từ 40-50 con trong 4 tháng sẽ có thu nhập từ 40.000.000 đồng - 50.000.000 đồng. Tính bình quân, mỗi lao động có thu nhập từ 7 triệu đến 10 triệu đồng/tháng từ mô hình nuôi dê.

Tổ hội nuôi dê của một xã của huyện Tánh Linh ở Bình Thuận tạo việc làm cho 30 lao động, thu nhập cao - Ảnh 4.

Phan Duy Bản, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận thăm mô hình nuôi dê xã Măng Tố, nơi có tổ hội nuôi dê tạo việc làm cho 30 lao động.

Trong tổ hội còn có lò mổ sơ chế thịt dê cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Một ngày lò mổ của Tổ chăn nuôi dê cho ra thị trường bình quân 100kg thịt dê thành phẩm. Hạch toán: 100kg  x 250.000 đồng = 25.000.000 đồng (50% chi phí dê hơi + 25% công và chi phí vận chuyển) còn lại 6.250.000 đồng tiền lãi mỗi ngày.

Từ những kết quả trên, Hội Nông dân xã Măng tố sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình và tiến tới nâng cấp thành lập Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi dê. Hướng đến, Hội Nông dân sẽ phối hơp với UBND xã Măng Tố đưa thịt dê trở thành sản phẩm OCOP của địa phương góp phần tăng giá trị của sản phẩm và tăng thu nhập cho những người tham gia mô hình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem