Hành lá có chứa chất chống oxy hoá mạnh nhằm bảo vệ các tế bào trong
cơ thể tránh các bệnh ung thư. Hành khô đặc biệt giàu chất chống oxy
hóa, chẳng hạn như quercetin và kaempferol. Hành lá là những thứ gia vị
được cho thêm vào các món ăn phổ biến như thịt chế biến các món, nước
sốt, xà lách, trứng và súp... hoặc ăn sống.
Hành lá chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất. Hành lá có chứa
vitamin A, B, và C. Chúng cũng cung cấp một lượng lớn vitamin K, giúp
xương khỏe mạnh và chiến đấu chống lại bệnh loãng xương.
Hành lá cũng là cây có lá màu xanh lá cây, và chúng chứa một lượng
chất xơ lành mạnh, hỗ trợ tốt cho hệ thống tiêu hóa.Nếu bạn thường
xuyên tăng cường các loại rau này kết hợp với các thực phẩm lành mạnh ít
chất béo khác thì nguy cơ bị ung thư ruột kết cũng giảm. Các chất xơ
trong hành lá cũng làm giảm nguy cơ táo bón, trĩ, viêm ruột thừa.
Dưới đây là công dụng kỳ diệu của hành lá:
Giúp ăn ngon miệng: Hành có chứa allyl sulfide, chất này sẽ kích thích tiết dịch dạ dày giúp cải thiện cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Vitamin B1 có trong hành còn giúp cơ thể giảm mệt mỏi.
Giảm cholesterol: Hành lá có thể làm giảm sự tích tụ của cholesterol xấu và nếu thường xuyên ăn hành còn đốt cháy chất béo thừa ở cơ thể, mang lại vóc dáng thon gọn hơn.
Tốt cho tim: Thường xuyên ăn hành sẽ giúp bạn hạ
thấp nồng độ cholesterol và huyết áp cao, từ đó giúp ngăn ngừa chứng vơ
vữa động mạch, tiểu đường, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Tốt cho dạ dày: Chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần
trong một tuần cũng giúp bạn giảm được đáng kể nguy cơ phát triển bệnh
ung thư dạ dày. Khi chế biến thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp giảm lượng
carcino-gens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ
cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này.
Tốt cho xương: Hành cũng có thể duy trì sức khoẻ cho
xương. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã phát hiện một chất có
trong hành là GPCS (gamma - L - glutamyl-trans-S-1-L-cysteine sulfoxide)
có thể ngăn chặn chứng loãng xương. Ăn hành đặc biệt có ích cho phụ nữ,
những người mà thường có nguy cơ loãng xương cao khi ở độ tuổi mãn
kinh.
Chống viêm nhiễm: Trong hành chứa nhiều chất chống
viêm có liên quan đến sưng tấy và hạn chế đau đớn của bệnh viêm khớp và
xung huyết đường hô hấp. Cả hành và tỏi đều có chứa hợp chất ngăn chặn
lipoxygenase và cyclooxygenase (các enzym này gây ra chứng viêm) nhờ vậy
mà làm giảm đáng kể chứng viêm. Hiệu ứng chống viêm của hành không chỉ
do mất vitamin C và quercitin mà còn bao gồm cả các chất có tên là
isothio-cyanates.
Tốt cho người tiểu đường: Theo nghiên cứu của các
nhà khoa học, càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong
miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về
lâm sàng cho thấy, chất allylpropy disulfide có tác động đến hiệu ứng
này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng in-sulin
tự do sẵn có trong cơ thể. Đồng thời hành lá chứa hàm lương cao crom,
chất giúp các tế bào tương thích với insulin, có thể làm giảm lượng
đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.
Chữa bất lực: Hành lá có khả năng kích thích tình
dục. Hành màu xanh lá cây chứa một loạt các vitamin giúp quá trình tiết
hormone nam tính diễn ra bình thường, qua đó kích thích ham muốn tình
dục. Vì vậy, để chữa chứng bất lực đàn ông nên ăn hành lá ít nhất 3
bữa/tuần.
Ngăn ngừa ung thư: Hành có chứa pectin, có thể làm
giảm đáng kể tỷ lệ mắc ung thư đại tràng; cũng như chứa các nguyên tố vi
lượng selen có thể làm giảm hàm lượng nitrit trong dạ dày, phòng ngừa
ung thư dạ dày; có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và
nhiều loại bệnh ung thư khác.
Thep VnMedia (Thep VnMedia)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.