ẢNH, CLIP: Lợn bị dịch tả lợn châu Phi được tiêu hủy như thế nào?

Trần Quang Thứ ba, ngày 05/03/2019 19:05 PM (GMT+7)
Thông qua dấu hiệu lợn bỏ ăn, ốm chết mà người nuôi báo lên, địa phương đó sẽ báo lên cấp cao hơn và tiến hành các thủ tục, phối hợp với cơ quan thú y T.Ư về hộ đó tiến hành lấy mẫu máu (huyết thanh) gửi về trung tâm chuyên môn xét nghiệm. Nếu kết quả các mẫu đó dương tính với dịch tả lợn châu Phi thì đàn lợn này sẽ được đưa đi tiêu hủy theo đúng quy định của pháp luật.
Bình luận 0

CLIP: Cận cảnh quy trình tiêu hủy lợn bị dịch tả heo châu Phi ở Thái Bình ngày 21.2.

Dưới đây là quy trình tiêu hủy đàn lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại một hộ dân ở xã Lô Giang, huyện Đông Hưng (Thái Bình) bị dịch tả lợn châu Phi được phóng viên Dân Việt ghi lại mới đây. 

img

Sau khi có kết quả 9/10 mẫu dương tính với dịch tả lợn châu Phi, toàn bộ đàn lợn có trọng lượng khoảng 631kg của gia đình bà Đỗ Thị Duyên ở xã Lô Giang, huyện Đông Hưng (Thái Bình) được các cán bộ thú y tiến hành chích điện rồi đưa đi tiêu hủy.

img

Những con lợn được các cán bộ thú y đưa ra cân để tính trọng lượng hỗ trợ cho chủ hộ sau tiêu hủy.

img

Những con lợn được chuyển lên xe để đưa đi tiêu huỷ.

img

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, xe chở lợn dịch được bịt kín bằng nilon...

img

 ... phun thuốc sát trùng...

img

 ... sau đó mới được đưa ra các hố chôn được đào, xử lý theo quy định trước đó.

img

Trước khi tiêu hủy, các cán bộ thu y vẫn phải tiến hành lấy thêm mẫu xét nghiệm để củng cố thêm vào kết luận dịch bệnh, tiêu hủy theo đúng quy định.

img

img

Toàn bộ lợn bị dịch tả lợn châu Phi được tiêu huỷ khẩn trương theo đúng quy định.

img

Sau khi chôn xong, cán bộ thú y sẽ tiến hành phun tiêu độc, khử trùng.

Đảm bảo công bằng, thoả đáng cho dân có lợn bị tiêu hủy

Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, ông Phạm Văn Xuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho hay: Quan điểm của địa phương lúc này là phải bình tĩnh đối phó với dịch bệnh, tránh làm cho qua, làm sơ sài. Nhất là trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân, các địa phương cũng phải làm thật cẩn thận và phải dân chủ, công khai, minh bạch.
Trong tuyên truyền, vận động bà con, chúng tôi cũng giải thích rõ về dịch bệnh và độ nguy hiểm của nó để bà con có kiến thức phòng tránh, không giấu khi có dịch. Riêng đối với công tác kiểm đếm, tiêu hủy lợn chúng tôi cũng đã thành lập cả tổ công tác có đủ các thành phần, trong đó có cán bộ tài chính và các đoàn thể, mặt trận tổ quốc tham gia thực hiện giám sát công khai nhằm đảm bảo công bằng, hỗ trợ thỏa đáng cho bà con có lợn bị tiêu hủy. 
Khi làm xong công tác tiêu hủy, các xã còn tiến hành công bố số lượng lợn tiêu hủy lên loa truyền thanh để toàn dân được biết nhằm tạo lòng tin trong bà con.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm và chỉ đạo các địa phương lưu ý thêm đến công tác hậu cần và chế độ tốt cho các cán bộ, nhân viên tham gia vào công tác phòng, chống dịch để mọi người yên tâm làm việc đạt hiệu quả cao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem