Nhiều người dân ở xã Tường Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) đã kéo nhau tới nhà ông Phạm Trọng K (trú ở xóm 8, xã Tường Sơn) để xem tận mắt chú lợn con sinh ra với "hình thù voi con".
Lỡ tiêu hết số tiền chồng làm thuê gửi về, bà Lưu Thị Hạnh (SN 1979, trú tại thôn 15, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) dựng lên câu chuyện bị một người phụ nữ lạ mặt chuốc thuốc mê, lấy đi số tiền 15 triệu đồng gây hoang mang dư luận.
Gần 4.000 cây keo hơn 1 năm tuổi của gia đình anh Phùng Văn Huệ, trú tại xóm 4 xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) bị kẻ xấu chặt sát gốc. Hiện gia đình đã làm đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng để truy tìm thủ phạm.
Từ vùng bãi ngang, bãi bồi dọc 2 bên bờ sông Lam, những người nông dân ở xã Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) lâu nay đã biết vẫn dụng cơ giới hóa vào trồng ngô nhưng không phải lấy bắp mà bán cả cây cho các trang trại nuôi bò. Nhờ đó, mỗi năm bà con trồng được 3 - 4 vụ, cho thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/ha/năm.
Thời điểm này, nông dân huyện Anh Sơn (tỉnh Nghệ An) đang bắt đầu vào vụ thu hoạch dưa chuột vụ đông. Năm nay thời tiết không mấy thuận lợi nhưng dưa chuột vẫn được mùa; trừ chi phí cho bà con thu nhập khoảng 140 triệu đồng/ha.
Một đàn voi rừng 4 con xuất hiện vào ban ngày, chúng kéo về phá hoại hoa màu của nhiều hộ dân ở xóm Bãi Đã, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Dù được người dân đốt lửa, đánh trống, kẻng để xua đuổi rất nhiều giờ đồng hồ cả 4 con voi mới chịu kéo nhau vào rừng.
Đang vận chuyển số lượng lớn cá thể tê tê, rùa quý hiếm đi tiêu thụ, đối tượng Lương Văn Keo (SN 1986, trú tại xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đã bị lực lượng Công an huyện Anh Sơn bắt quả tang.
Với thời gian trồng chỉ 75 ngày kể từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch; dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp và cho năng suất cao nên những năm gần đây, bà con nông dân huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã đưa cây bí đỏ (còn gọi là bù rợ, bù đỏ) vào trồng lấy quả, mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.