Bài thơ thắt lòng của TS Lê Thống Nhất về “đứa con” Violympic

Tùng Anh (ghi) Thứ năm, ngày 29/12/2016 08:12 AM (GMT+7)
Ngay sau khi trải lòng về những biến tướng xung quanh cuộc thi Violympic toán học trên internet, trên trang cá nhân của mình TS toán học Lê Thống Nhất đã đăng tải bài thơ xúc động ông viết về cuộc thi này.
Bình luận 0

PV Dân Việt xin được trích dẫn bài thơ của ông: "Hãy để sân chơi chỉ là sân chơi":

Khi sinh ra chỉ nghĩ tạo sân chơi

Đâu có nghĩ dành cho người lớn phá

Mong các con hấp dẫn để đừng lười

Mong các con chớ đừng chơi nhiều quá

Nhưng "biến tướng" đã đổi thay tất cả

Ai ép trường phải nâng số học sinh?

Ai ép cô phải gồng hết sức mình?

Ai ép con phải tội tình khuya sớm?

Ai đưa ra vào "sáu" qua xét chọn

Để các trường "cái đội nón" rất căng

Đành cộng điểm các giải theo các món

(Học bạ kia điểm cao đã ngang bằng...)

Ôi! Cuộc đời ai có biết cho chăng

Người rèn dao, đâu biết rằng như thế!

Con dao tốt, rơi vào tay đồ tể

Lại hoá ra dụng cụ để giết người?

Khó làm sao! Khi Sáng tạo dâng đời

Đứa con mình khi sinh thời đẹp đẽ 

Qua tháng năm, con làm đau lòng mẹ

Chỉ bởi ai đã tô vẽ than, bùn!

Nhưng đừng buồn và chân bước đừng chùn

Bởi cộng đồng cũng đủ khôn phán xét

Giữa hai làn người yêu và kẻ ghét

Tiếp tục dâng những tốt đẹp... cho đời..

Hãy để SÂN CHƠI chỉ là SÂN CHƠI!

img

Bài thơ thắt lòng của TS Lê Thống Nhất.

Ngay sau khi đăng tải, bài thơ nhanh chóng được phụ huynh, giáo viên và học sinh chia sẻ lại trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng, bài thơ của TS Lê Thống Nhất đã nói đúng bản chất của kỳ thi này và đau đáu nỗi niềm tác giả.

Đọc giả Trần Thu Anh (Hà  Nội) cho biết: “Nếu Violympic chỉ đơn thuần là một cuộc chơi không hơn không kém như TS Lê Thống Nhất mong muốn thì thật bổ ích và ý nghĩa với bọn trẻ. Chia sẻ với tâm tư của ông”.

Bạn Dung Phạm (Đan Phượng – Hà Nội) hi vọng cuộc thi sẽ sớm được trả lại nguyên vẹn mục đích ban đầu của người sáng tạo ra nó: “Một sân chơi bổ ích mà trở thành áp lực cho học trò trong cuộc chạy đua vào trường chuyên, lớp chọn thì chính là lỗi của người lớn, những người đã sử dụng nó không vì trẻ em mà vì thành tích” – Dung Phạm viết.

Trước đó, trên trang cá nhân của mình TS Lê Thống Nhất đã đưa ra những quan điểm của mình về cuộc thi này. Ông cho biết, khi đưa ra các cuộc thi này ông chỉ nghĩ là sân chơi mà không bao giờ dùng từ "thi học sinh giỏi", kể cả thể lệ cuộc thi. Giúp các em chơi mà học để cảm thấy thích học hơn. Ngay Thể lệ nhấn mạnh là "tự nguyện" và "không lấy kết quả thi để đánh giá giáo viên hay nhà trường" nhưng một số Phòng GD ĐT hoặc Nhà trường không thực hiện đúng điều này dẫn đến gây sức ép cho nhà trường hoặc giáo viên và tiếp theo là với học sinh.

Ông mong muốn: “Hãy coi đây là một sản phẩm giáo dục để phụ huynh, giáo viên, học sinh tự lựa chọn có dùng hay không. Bởi vậy Bộ có thể không đứng ra tổ chức”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem