Biển miền Trung: Bộ Y tế cần nói rõ cá đã ăn được chưa?

D.V Thứ hai, ngày 22/08/2016 12:34 PM (GMT+7)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ Y tế công bố rõ ràng: Hải sản đã an toàn chưa?
Bình luận 0

Trước đó, tại cuộc họp Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, PGS, TS Nguyễn Văn Hợp (ĐH Huế) cho rằng, Bộ Y tế đã quá thận trọng khi nói “Hàm lượng một số chất độc đang giảm theo thời gian”. Cần nói rõ chứ không nói chung chung, phải nói giảm đến mức an toàn chưa, cá đã ăn được chưa?.

PGS.TS Hợp đề xuất Bộ TNMT cần nói rõ thêm tại sao cá chết. Công bố đã giảm hàm lượng chất đốc Xyanua, Phenol… nhưng giảm đến mức nào rồi, ngang mức an toàn hay chưa?

Theo PGS. TS Phùng Chi Sỹ - Tổng thư ký Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Phenol và Xyanua đều là hai chất độc nhưng nó ít tích tụ, bài tiết khá nhanh. Cho nên, nếu trong thời gian ngắn nữa mà không có nguồn xả thải tiếp thì hàm lượng chất độc sẽ giảm dần, nguồn nước biển sẽ an toàn dần. Sau khi giải quyết Formosa thì cần phải kiểm tra, giải quyết thêm nhiều nguồn chất thải nữa thì mới đảm bảo an toàn.

img

Ông Đỗ Hữu Tuấn cho biết, dựa theo kết quả kiểm tra hiện trạng môi trường thì vùng biển các tỉnh miền Trung được đánh giá là an toàn.

Theo kế hoạch, ông Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế trình bày báo cáo về chất lượng an toàn đối với thủy sản, hải sản tại 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, ông Tuấn nói hiện chưa có kết quả chính xác đánh giá độ an toàn thủy sản; khi nào có kết luận chính xác sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT để công bố cụ thể.

Ông Đỗ Hữu Tuấn cho biết, dựa theo kết quả kiểm tra hiện trạng môi trường thì vùng biển các tỉnh miền Trung được đánh giá là an toàn.

Hội nghị hôm nay chủ yếu công bố về hiện trạng môi trường ở vùng ảnh hưởng của Formosa. Dựa theo kết quả này thì vùng biển các tỉnh miền Trung được đánh giá là an toàn, nồng độ các chất độc giảm dần. Kết quả từ tháng 6 đến nay, theo phân tích mẫu hải sản thì tất cả đều nằm trong giới hạn cho phép.

Ông Đỗ Hữu Tuấn - phó cục trưởng cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế nói sau khi Bộ TN-MT công bố mức độ an toàn của vùng biển, thì phía Bộ Y tế sẽ công bố về an toàn của thủy hải sản.

Về chất lượng hải sản đánh bắt theo số liệu giám sát của Bộ Y tế từ ngày 28.4 đến 8.8, kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian.

Thời gian tới Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ NNPTNT thực hiện giám sát hải sản đánh bắt tại các vùng biển an toàn đã được Bộ TNMT công bố. Để tiếp tục theo dõi đánh giá diễn biến chất lượng môi trường và các hệ sinh thái biển ven bờ khu vực miền Trung và giám sát nguồn tác động từ các dự án, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ven biển Bộ TNMT sẽ triển khai đồng bộ các hoạt động qua trắc giám sát trển biển, trên đất liền.

Trước đó, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Phenol là chất rắn không màu, màu trắng, có thể tạo dung dịch và Phenol có thể được tổng hợp hoặc tạo thành trong tự nhiên, có trong nước, không khí do chất thải công nghiệp chứa thải ra, ngay trong nước ngầm cũng có Phenol. Phenol được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp.

“Đặc biệt, trong thực phẩm, Phenol hoàn toàn có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm phổ biến. Theo đó, Phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, thịt hun khói, ba chỉ rán, gà rán và một số loại trái cây như cà chua, táo lạc, chuối, cam, ca cao, nho đỏ, một số loại quả có màu sẫm đều sẵn có phenol, với hàm lượng khá cao”, ông Long nói.

Vì thế, con người có thể bị tiếp xúc với Phenol qua rất nhiều đường khác nhau qua không khí, đất, nước, trong môi trường làm việc sản xuất các nilong, nhựa… và ăn một số thực phẩm trên đều có thể có phenol.

Tuy nhiên, theo TS Long, các nghiên cứu hiện tại chưa có bằng chứng Phenol gây ra ung thư. Viện nghiên cứu ung thư quốc tế, cơ quan quản lý môi trường của Mỹ không xếp Phenol vào nhóm hóa chất gây ung thư ở người. Liều gây chết cho khoảng 50% sinh vật thử nghiệm ở trên loài ngặm nhấm là dùng Phenol ở ngưỡng 300 - 600mg/1kg thể trọng.

“Vì thế, trong tiêu chuẩn Codex (Việt Nam theo tiêu chuẩn này), người ta không đưa ra mức giới hạn của Phenol trong hải sản. Tại các nước, chưa một cơ quan, tổ chức nào quy định mức giới hạn của phenol trong hải sản. Duy chỉ có cơ quan quản lý thực phẩm của Châu Âu có nghiên cứu về lượng ăn vào hàng ngày của cơ thể người qua thực phẩm là 0,18microgam(0,00018mg)/1kg cân nặng của cơ thể (tức là nếu 1 người cân nặng 50kg thì sẽ có thể hấp thụ 9mcrogram, tương đương là 0.009mg) là an toàn. Tuy nhiên, họ cũng không đặt ra ngưỡng cảnh báo”, TS Long cho biết.

Nhận định về khả năng nguồn cá nục nhiễm Phenol, ông Long cho biết có thể có tự nhiên trong cá, nhiễm tự nhiên từ môi trường và Phenol chưa được đưa ra về giới hạn. “Nhưng nếu uống phải phenol có hàm lượng rất cao có thể phá hủy đường ruột, gây tử vong, phá hủy da.. . Tuy nhiên liều rất cao là bao nhiêu thì trong các tài liệu chuyên môn chúng tôi tham khảo họ không công bố”, ông Long nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem