Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Giá trị, chất lượng của loài cá dìa sẽ được nâng lên một khi được nuôi theo thương phẩm và có gắn nhãn hiệu.
Trong số các đối tượng cá đang được nuôi hiện nay, cá dìa là đối tượng đặc hữu của vùng đầm phá tỉnh. Đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, với giá bán trên thị trường tùy thời điểm dao động từ 130.000-200.000 đồng/kg.
Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, cá dìa đang được người dân đưa vào nuôi xen ghép với tôm sú, cua trong ao đất và nuôi lồng với các đối tượng cá nước lợ khác là chủ yếu.
Sản lượng cá dìa thương phẩm chưa cao, vẫn còn ở mức độ nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng nuôi chuyên, nuôi tập trung tạo ra sản phẩm an toàn theo hướng hàng hóa đặc trưng và chủ lực trên vùng nuôi đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Năm 2021, diện tích nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá đạt 4.925ha, trong đó: nuôi chuyên tôm là 85,5ha, chuyên cá là 113ha, nuôi xen ghép là 3.336ha, nuôi chắn sáo là 1.388ha, và nuôi lồng là 8.482 lồng. Trong đó, Phú Vang là địa phương có diện tích nuôi lớn nhất với 2.778,5ha, tiếp đến là huyện Phú Lộc với 1.037ha.
Mặc dù được xem có giá trị thương phẩm về thủy đặc sản được thiên nhiên ban tặng cho vùng đầm phá của tỉnh và có tiềm năng, lợi thế phát triển, nhưng thời gian qua, chuỗi giá trị liên kết trong hoạt động sản xuất lẫn tiêu thụ chưa hình thành rõ và ít nâng tầm giá trị, trong đó có cả cá dìa.
Đến nay, trên địa bàn vẫn chưa có cơ sở sản xuất sinh sản nhân tạo giống cá dìa đưa ra thị trường mà nguồn giống cá dìa chủ yếu được lấy từ nguồn tự nhiên trong tỉnh, hoặc mua từ các tỉnh Nam Trung bộ.
Về đầu ra, cá chủ yếu vẫn được tiêu thụ qua người thu mua nhỏ lẻ, trải qua nhiều khâu trung gian nên khi đến tay người tiêu dùng giá bán bị nâng lên cao, trong khi giá trị thu mua thấp. Chị Trần Thị Thảo, ở thôn Triều Thủy, xã Phú An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ: Lâu nay cá dìa và các loại tôm, cá, cua gia đình đánh bắt và nuôi trồng được đều tự đem ra chợ bán hoặc bỏ cho các mối nhỏ lẻ, nên giá bán vừa thấp vừa không ổn định. Nếu có đầu mối bao tiêu sản phẩm thì người nuôi rất yên tâm.
Để phát triển nuôi cá dìa thương phẩm, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng dự án “Phát triển vùng nuôi cá dìa thương phẩm theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu “cá dìa Tam Giang” tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Dự án sẽ xây dựng chuỗi liên kết để cung cấp nguồn giống cá, thức ăn ổn định cho người nuôi cũng như đảm bảo đầu ra ổn định, đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá dìa nuôi.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó, đơn vị đã đi sâu nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá dìa và cũng đã triển khai thành công hai mô hình nuôi ghép trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi đơn ở đầm phá Tam Giang với tỷ lệ sống đạt trên 80%, tốc độ tăng trưởng đạt 300- 400g/cá sau 6-8 tháng nuôi.
Hình thức sinh sản nhân tạo và ươm nuôi này được hội đồng khoa học của tỉnh đánh giá phù hợp hoàn toàn với điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất tại địa phương nên khả năng ứng dụng và nhân rộng mô hình cao.
Song song với phát triển mô hình nuôi, vùng nuôi theo hướng hàng hóa, Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông tỉnh thiết lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cá dìa Tam Giang” được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận và cấp văn bằng bảo hộ.
Qua đó, giúp quản lý, phát triển và khai thác nhãn hiệu tập thể “Cá dìa Tam Giang” hiệu quả, cũng như tiến đến nhân rộng việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể các sản phẩm thủy đặc sản vùng đầm phá đặc trưng khác trên địa bàn tỉnh, như cá nâu, cá kình, cá ong... theo như đề án Phát triển thủy đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của tỉnh giai đoạn 2021- 2025.
DA sẽ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị cho sản phẩm “Cá dìa Tam Giang” bằng việc cấp mã QR-code (thông qua hệ thống tem điên tử) cho các sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra truy xuất thông tin của sản phẩm qua tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu - thu hoạch vận chuyển - chế biến và phân phối đến khi sản phẩm chính thức đến tay người tiêu dùng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.