Cà Mau là tỉnh ven biển với hệ sinh thái độc đáo và đa dạng. Một trong những hệ sinh thái đặc biệt tại vùng đất này là rừng ngập mặn. Đây là thảm thực vật bao gồm nhiều loại cây: Đước, mắm, vẹt, bần, dà, chà là, nhiều loại dương xỉ và dây leo… trong đó, đước là loài cây chiếm đa số.
Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích khoảng 70.000ha, tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn, diện tích còn lại được phân bổ ở các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời và U Minh.
Dưới những cánh rừng ngập mặn này, người dân đã bám đất bám rừng để mưu sinh nhờ vào khai thác những loài hải sản ngon, độc lạ. Đó là các loài có giá trị kinh tế cao, như: Ốc len, vọp, sâm đất, ba khía, cá thòi lòi…Một số hộ có điều kiện hơn thì khai thác nguồn lợi thủy sản dưới cánh rừng ngập mặn để làm các nghề chế biến, như làm tôm khô, bánh phồng tôm.
Theo nhiều lao động tại địa phương, nhiều hộ dân nghèo không đất sản xuất buộc phải bám rừng ngập mặn để mưu sinh. Cũng từ đây với nhiều nghề tuy vất vả, cực khổ và khá bấp bênh nhưng chỉ cần chịu khó, họ có thể nuôi sống gia đình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.