Đề nghị của Canada được đưa ra ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố, không có vấn đề vi phạm đạo đức khi sử dụng vắc-xin chưa được thử nhiệm cho bệnh nhân nhiễm Ebola.
Theo Cơ quan Y tế Công cộng Canada (PHA), nước này nhận thấy vắc-xin kháng Ebola là nguồn tài nguyên toàn cầu và đang thảo luận với Mỹ cũng như Tổ chức Y tế Thế giới để tìm ra cách sử dụng hữu hiệu nhất khi số lượng vác-xin có hạn.
Các nhân viên y tế khám cho nạn nhân nhiễm virus Ebola.
Theo ước tính, Canada hiện có khoảng 1.500 liều vắc-xin, nhưng chưa được thử nghiệm trên người. Nước này có ý định hiến tặng 1.000 liều vắc-xin cho các nước Tây Phi, nơi đại dịch Ebola bùng phát trên diện rộng và đặc biệt nguy hiểm.
Tiến sĩ Gregory Taylor, Phó Giám đốc Cơ quan Y tế Công cộng Canada (PHA) nhấn mạnh do vắc-xin vẫn chưa được thử nghiệm trên người nên chưa rõ liều lượng vắc-xin cần thiết để bảo vệ một người trước virus Ebola.
Trước đó, Zmapp, một loại thuốc của công ty công nghệ sinh học Mỹ Mapp Biopharmaceutical đã được thử nghiệm trên người khi được tiêm cho 2 công dân Mỹ bị nhiễm virus Ebola tại Liberia. Kết quả thử nghiệm khả quan khi sức khỏe của 2 công dân Mỹ hồi phục.
Nhìn chung, WHO cho rằng, các cuộc thử nghiệm đầu tiên trên người của các loại thuốc kháng Ebola sẽ được thực hiện trong vòng hai đến bốn tháng tới.
Do đó, trên thực tế, đến nay, vẫn chưa có thuốc chữa trị hoặc vắc-xin kháng Ebola chính thức trong khi tỷ lệ gây tử vong của virus này lên đến 90%. Hiện chỉ có thể ngăn ngừa đại dịch Ebola lan rộng bằng cách cô lập những người nhiễm virus sớm nhất có thể. Các nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Ebola buộc phải mặc áo bảo hộ, kính bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.