Đưa mục tiêu nước sạch vào nghị quyết
Theo Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS-VSMTNT), đến hết năm 2010, toàn tỉnh Hải Dương có 85,49% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trong đó, 293.175 người được dùng nguồn nước máy tập trung chiếm 21,2% dân số.
|
Hải Dương đã có nhiều nỗ lực trong việc theo dõi đánh giá chất lượng nước sinh hoạt. |
Tính đến tháng 6.2011, tỷ lệ này khoảng 28%. Riêng về tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 74,1%. Đặc biệt, nhờ nỗ lực của địa phương và sự đồng thuận cao của người dân, đến nay Hải Dương đã có 86,3% công trình vệ sinh công cộng có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Ông Vũ Văn Đại - Giám đốc Trung tâm NS-VSMTT Hải Dương cho biết: "Trong công tác theo dõi, đánh giá thực trạng việc cấp NS-VSMTNT theo Quyết định số 51 của Bộ NNPTNT, Hải Dương là địa phương triển khai tích cực và đạt hiệu quả đáng kể.
Hiện chỉ có 54 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư hoàn thành tổng hợp số liệu theo dõi, đánh giá trên phạm vi toàn tỉnh, 8 tỉnh thực hiện trên 30% số xã và 1 tỉnh thực hiện chưa được 30% số xã.
Hiện đã có 60 học viên là cán bộ cấp tỉnh, lãnh đạo UBND huyện, Phòng NN huyện đã tham gia tập huấn các lớp đào tạo nhằm triển khai tốt việc cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn". Được biết, đến nay, Hải Dương đã hoàn thành công tác theo dõi đánh giá NS-VSMTNT cho 234 xã, phường gồm 294.169 hộ dân, đạt tỷ lệ 100% số hộ dân nông thôn trên địa bàn 11 huyện theo đúng yêu cầu của Bộ NNPTNT.
"Dự kiến đến hết năm 2015, Hải Dương sẽ phấn đấu 95% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Mục tiêu này đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV"- ông Đại cho biết thêm. Quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra, Hải Dương đã kiểm tra, đánh giá lại chất lượng nước sinh hoạt ở 987 hộ tại 25 xã của 11 huyện. Trong đó nhiều huyện thực hiện khá tốt như Nam Sách, Thanh Miện, Kim Giang, Chí Linh, Gia Lộc, Bình Giang…
Thách thức vì "bệnh thành tích”
Tuy nhiên, theo Trung tâm Quốc gia NS-VSMTNT, do hạn chế về nguồn vốn nên một số tỉnh, thành, trong đó có Hải Dương còn chưa chú trọng bố trí kinh phí đầy đủ để triển khai công tác theo dõi, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và các công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn.
Nâng tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh lên 75%
Theo ông Hồ Văn Đà - Giám đốc Trung tâm NS-VSMTNT tỉnh Kon Tum, mục tiêu cấp nước hợp vệ sinh năm 2011 sẽ tăng thêm 8.117 người, nâng tổng số dân sống ở nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh lên 202.924 người (tỷ lệ 75%); số hộ gia đình có nhà hợp vệ sinh tăng 962 hộ, nâng tỷ lệ lên 31% số hộ có nhà hợp vệ sinh; đồng thời có kế hoạch đầu tư 112 công trình (39 công trình cấp nước và 73 công trình vệ sinh công cộng) với tổng số vốn đầu tư gần 90 tỷ đồng. Được biết, đến cuối năm 2010, tỷ lệ người dân hưởng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của tỉnh là 72%, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh 29,4%...
Nguyễn Hữu
Theo ông Phạm Văn Đức - Phó Giám đốc Trung tâm NS-VSMTNT Hải Dương, công tác tổng hợp báo cáo số liệu theo dõi đánh giá được thực hiện đầy đủ, khoa học trên cơ sở cấp trên tổng hợp số liệu cấp dưới, đối chiếu số liệu tổng hợp tay và số liệu tổng hợp máy, đồng thời so sánh tham khảo số liệu các ngành liên quan.
"Chúng tôi đã kịp thời gửi các số liệu tổng hợp tới Bộ NNPTNT, UBND tỉnh và các cấp ngành địa phương để tiếp tục làm cơ sở cập nhật theo quy định" - ông Đức cho biết thêm. Còn theo đánh giá của UNICEF tại VN cho thấy, Hải Dương nghiêm túc thực hiện xét nghiệm chất lượng nước theo Tiêu chuẩn 02 của Bộ Y tế.
Trung tâm NS-VSMTNT Hải Dương tích cực phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh lấy mẫu xét nghiệm. Tổng số 595 mẫu nước lấy tại 207 xã gồm 100% mẫu từ công trình cấp nước tập trung và 3 mẫu/xã đối với công trình cấp nước nhỏ lẻ.
Kết quả cho thấy, 100% mẫu từ công trình cấp nước tập trung đạt chất lượng theo Tiêu chuẩn 02 và 53,8% mẫu từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ đạt một số chỉ tiêu cơ bản của Tiêu chuẩn 02.
Dù có nhiều nỗ lực trong việc cấp nước, giám sát chất lượng nước và tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh, nhưng trước mắt, Hải Dương vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
Theo ông Đức, khó khăn nhất là trình độ của đội ngũ điều tra các cấp chưa đồng đều, việc thu thập đánh giá thông tin của các điều tra viên trong công tác theo dõi đánh giá chủ yếu bằng cảm quan nên kết quả có sự khác biệt, thiếu khoa học. Hơn nữa, ở một số xã, huyện vẫn còn "bệnh thành tích" cho nên số liệu điều tra, báo cáo chưa chính xác, "lệch pha" so với thực tế.
Hữu Thông
Vui lòng nhập nội dung bình luận.