Cụ thể, góc độ nội tại mà ông Dương đề cập chính là nhiều nhà máy đường ở Việt Nam hiện nay vẫn còn chậm đổi mới công nghệ, công suất thấp.
Ông Phạm Hồng Dương, Phó chủ tịch VSSA. Ảnh: Nguyên Vỹ
Bằng hình thức hỗ trợ sản phẩm đầu cuối (Downstream) triệt để, cách mà Thái Lan đang bảo hộ ngành đường của mình còn “thô thiển” hơn nhưng ngành mía đường của họ vẫn lớn mạnh.
Nói nôm na, Thái Lan dùng chính chuyển dịch lợi ích từ người tiêu dùng sang nhà sản xuất. Khi nhà sản xuất đã đủ lời với giá bán trong nước; phần còn lại, họ sẽ "đè ép" giá đường thế giới. Sau khi các đối thủ thua cuộc, Thái Lan mới bán đường với giá cao.
Ngành mía đường trong nước vẫn chưa thể cạnh tranh được với ngành đường Thái Lan. Ảnh: Nguyên Vỹ
Nếu Việt Nam không tỉnh táo trong cuộc chiến thương mại này thì 5 năm nữa sẽ không có đường giá rẻ như hiện nay. Thế nhưng Việt Nam lại không thể khởi kiện vì đường Thái Lan nhập vào nước ta theo đường buôn lậu. Và khâu này hiện chưa được kiểm soát hiệu quả.
“Cho nên không thể nói vì bảo hộ mà ngành mía đường trong nước không thể lớn mạnh. Quan trọng sự là thay đổi nhận thức từ Chính phủ và thị trường”, ông Dương nhấn mạnh.
Về mặt bằng giá, ông Dương cho rằng giá đường hiện tại chưa phản ánh đúng thực tế những gì ngành đang đóng góp cho kinh tế và xã hội. Tại Việt Nam, giá bán lẻ không cao nhưng giá bán buôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tác động rõ nhất là đường nhập lậu đã khiến thị trường méo mó.
Các nhà máy đường phải đổi mới công nghệ để hạ giá thành sản xuất. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Do đó, việc lấy giá đường lậu để so sánh và nhận xét về ngành mía đường Việt Nam là chưa công bằng. Công bằng là chìa khóa để cạnh tranh khi tạo ra cơ chế đối xử công bằng với hàng nhập cũng tương tự như hàng nội địa" - ông Dương khẳng định.
Theo thống kê, hàng năm vẫn có khoảng 450.000 – 500.000 tấn đường tràn qua biên giới khắp các vùng miền của Việt Nam. Trong nước, việc tiêu thụ đường lậu bằng các hình thức sang chiết, đóng bao giả mạo trở thành nỗi ám ảnh với các nhà máy đường.
Việc làm hàng giả như thế không chỉ vi phạm sở hữu trí tuệ mà còn vi phạm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở sang chiết trái phép không có cơ sở đóng túi hay sản xuất đường nhưng vẫn ngang nhiên tiêu thụ sản phẩm. Tình trạng này phổ biến khắp thị trường các tỉnh Đồng Nai, Long An, TP.HCM…
Đa dạng hóa sản phẩm với giá bán hợp lý là một trong những cách chống lại đường nhập lậu hiện nay. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Trong bối cảnh hội nhập và ráo riết chống đường lậu hiện nay, không có biện pháp nào tốt hơn là các nhà máy đường phải hạ giá thành sản xuất, tổ chức lại kênh phân phối và đa dạng hóa sản phẩm, trong đó có việc tập trung cho các sản phẩm cạnh và sau đường như nước cất, bã mía làm nhiệt điện, mật rỉ làm cồn, nguyên liệu cho xăng sinh học...” - Phó Chủ tịch VSSA nêu giải pháp.
Với diện tích trồng mía tương đương nhau, giá nhân công ở Thái Lan lại cao hơn, nhưng ngành đường Việt Nam hiện chưa cạnh tranh được với đường Thái Lan. Theo đại diện VSSA vì nhiều yếu tố:
- Vùng nguyên liệu của Thái Lan tập trung rộng lớn, thích hợp cho cơ giới hóa.
- Chính sách bảo trợ tốt với Luật mía đường hình thành hơn 30 năm qua.
- Giá bán luôn cố định chứ không thả nổi. Lợi nhuận từ bán đường sẽ được trích lại một phần vào quỹ và hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng mía.
- Chính sách hỗ trợ cho các sản phẩm cạnh và sau đường như điện, cồn, xăng sinh học khiến khả năng khai thác mật rỉ từ mía đường phát triển.
- Đầu tư kinh phí tối đa cho công nghệ giúp năng suất sản xuất mía đường của Thái Lan tăng trưởng vượt bậc.
- Có nhiều khoản vay lãi suất thấp cho nông dân trồng mía.
- Nhiều nhà máy đường ở Việt Nam chậm đổi mới công nghệ, năng suất thấp.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.