Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc

  • Trong số những cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ về dự lễ khánh thành nhà bia Keng Riềng (Quảng Hòa, Cao Bằng), có nhân vật rất đặc biệt. Năm 1979, người cựu chiến binh này đã sống sót trong tình huống rất hy hữu khi quân Trung Quốc dùng hỏa lực tấn công vào hang Keng Riềng, sát hại 26 người.
  • Một ngày đầu tháng 3/2021, khi trời chạng vạng tối, nhìn ánh sáng từ điện năng lượng mặt trời phát ra nơi nhà tưởng niệm đang được gấp rút hoàn tất, cựu chiến binh Hồ Tuấn nghẹn ngào: Đài hương ở hang Keng Riềng – nơi ký ức đau thương về vụ thảm sát của quân Trung Quốc cách đây 42 năm, nay đã có ánh sáng.
  • Cách đây 42 năm, ông Hồ Tuấn là chiến sĩ của Trung đoàn 567 (Cao Bằng), đơn vị có trận đánh oanh liệt 12 ngày đêm ở đèo Khau Chỉa (Cao Bằng) chặn quân xâm lược Trung Quốc năm 1979. Sau này cựu chiến binh Hồ Tuấn lại là người đi xây dựng cột mốc ở biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
  • Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (từ 1979 đến 1989), riêng ở mảnh đất rát lửa Vị Xuyên (Hà Giang), 2 nơi người dân phải đi sơ tán toàn bộ là thôn Nậm Ngặt và làng Pinh (xã Thanh Thủy) vì đây là nơi thường xuyên bị quân Trung Quốc pháo kích. Chiến tranh qua đi, những người dân đã trở lại và xây dựng bản làng văn minh, sung túc, giàu đẹp hơn trước.
  • Cuộc chiến đấu chống quân bành trướng xâm lược Trung Quốc trên mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang từ năm 1984 -1989 còn hằn rõ trong ký ức nhiều người. Đặc biệt, với những người lính sư đoàn 356, những ngày tháng 7 này ký ức lại ùa về, cháy bỏng. Đó là những năm tháng mà thanh xuân của họ đồng hành với những trận đánh ác liệt, những đau thương khi chứng kiến sự ra đi của đồng đội. Đã 35 năm qua, những người lính Vị Xuyên vẫn tưởng nhớ nhau, nhớ đến một thời oanh liệt đầy máu và hoa ấy.
  • Cầu Bản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng) bắc qua dòng suối trong xanh chảy từ xã Đại Tiến ra sông Bằng. Tháng hai là mùa ít nước, lòng suối lộ rõ những phiến đá lởm chởm. Bên kia cầu là xóm Bản Sẩy đang thay đổi từng ngày, hối hả theo nhịp đô thị hóa. Ít ai biết rằng, 40 năm trước nơi đây diễn ra trận đánh oanh liệt tiêu diệt đoàn xe tăng của quân xâm lược Trung Quốc.
  • 40 năm đã trôi qua, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc chưa bao giờ phai mờ trong ký ức mỗi người Việt Nam với sự căm phẫn, đau thương và bi tráng.
  • “Giờ mẹ không còn khóc nữa, chỉ nhớ và tự hào về Chinh thôi” là những lời bắt đầu cho câu chuyện xưa của cụ Khương Thị Chu (85 tuổi) kể về người con trai Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh tại điểm nóng biên giới phía Bắc.
  • Rạng sáng ngày 17/2/1979, khi cả thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn còn đang ngủ say thì từ bên kia biên giới, quân địch tràn sang, pháo bắn đỏ rực cả bầu trời. Người dân thị trấn, không có nổi một tấc sắt trong tay vội vàng bồng bế nhau vào hang đền Mẫu lánh nạn...
  •  “Bước vào cửa, vừa nhìn thấy bà Mùi, tôi đã rơi nước mắt. Tôi gọi mẹ ơi rồi chạy tới ôm bà. Người phụ nữ này không phải mẹ đẻ, không phải mẹ chồng, đây là người mẹ cơ duyên của tôi. Bà là cô bộ đội đã ôm tôi chạy giặc và được nhà nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường ghi lại tháng 2.1979. Sau 37 năm chúng tôi mới gặp nhau”, chị Hoàng Thị Hiền kể với PV Dân Việt.