Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai Nghị quyết 30a của Chính phủ, công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đakrông đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân được cải thiện rõ nét.
Gia đình ông Hồ Văn Hia ở xã Mò Ó là một trong những hộ gia đình được Chính phủ hỗ trợ phát triển kinh tế hộ. Sau khi triển khai thực hiện, gia đình ông Hồ Văn Hia đã thực sự vươn lên thoát nghèo nhờ Nghị quyết 30a.
Cầu treo Đakrông, một điểm du lịch nổi tiếng của huyện Đakrông
Ông Hồ Văn Hia cho biết Nhà nước hỗ trợ bò giống, cỏ giống, đất trồng rừng nên cả nhà cố gắng làm tốt, hiện nay kinh tế nhà ông khá ổn định, thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng/năm. Trừ các chi phí đầu tư, mỗi năm ông cũng dành dụm được khoản tiền khá khá.
Cũng giống như gia đình ông Hồ Văn Hia, hiện trong huyện Đakrông có hàng trăm hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống. Có thể nói, Nghị quyết 30a triển khai ở huyện Đakrông được xem như nguồn lực thúc đẩy trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Anh Nguyễn Đức Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Mò Ó, huyện Đakrông cho biết, đối với người dân sau khi có sự hỗ trợ của Nghị quyết 30a thì đời sống thay đổi, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế khá giả. Đến nay huyện đã giao gần 9
Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ được huyện Đakrông tổ chức quán triệt, thực hiện tích cực, chú trọng huy động các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác để lồng ghép với nguồn vốn của chương trình.
|
00ha đất trồng rừng, sản xuất, giao khoán hơn 3.000ha rừng tự nhiên cho các hộ chăm sóc.
Ông Lê Đại Lợi, Giám đốc Ban quản lý Đề án giảm nghèo nhanh và Bền vững huyện Đakrông cho biết, nhờ có Nghị quyết 30a của Chính phủ không chỉ đời sống vật chất, tinh thần của người dân dần ổn định, mà hệ thống trạm y tế, trường học, đường giao thông cũng được cải thiện.
Trong 6 năm qua đã giải quyết việc làm mới cho hơn 4.500 lao động, có 263 người xuất khẩu lao động, đạt 65,57% mục tiêu đề án xuất khẩu lao động của huyện, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.
Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách đối với đông bào dân tộc được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ giúp đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo.
Trong giai đoạn 2009-2011, huyện đã hỗ trợ xây dựng 1.141 nhà ở cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, 98 nhà ở cho các đối tượng chính sách. Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng được quan tâm triển khai thực hiện.
Đến nay, 14/14 xã, thị trấn của huyện được công nhận là “Xã làm tốt công tác thương binh liệt sĩ”, trợ cấp thường xuyên cho 735 đối tượng bảo trợ xã hội và 1.168 người có công với cách mạng, các hoạt động từ thiện được chú trọng.
Cũng theo ông Lợi, công cuộc giảm nghèo bền vững của huyện Đakrông có nhiều chuyển biến đáng kể. Huyện đã ban hành các nghị quyết chuyên đề trên từng lĩnh vực nông- lâm nghiệp, phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, truyền đạt và phổ biến các kết luận, chương trình hành động…
Nhờ vậy, trên địa bàn huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 5- 6% và theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, hệ thống điện - đường- trường- trạm cũng được đặc biệt quan tâm.
Lâm Quang Huy (Nông nghiệp Việt Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.