Tòa nhà Bác Cổ vốn là Bảo tàng của Viện Viễn Đông Bác Cổ do người Pháp thành lập để nghiên cứu, phát hiện, khai quật và bảo vệ các di chỉ khảo cổ ở Đông Dương. Công trình được xây dựng từ năm 1926 trên phố Pháp Quốc (số 1 phố Tràng Tiền ngày nay), đến năm 1932 thì hoàn thành. (Ảnh tư liệu)
Ngay từ thời điểm khánh thành, Bảo tàng của Viện Viễn Đông Bác Cổ đã là một trong những công trình bề thế nhất ở Hà Nội, dần được người dân quen gọi là tòa nhà Bác Cổ.
Kháng chiến chống Pháp thành công, Chính phủ ta trở lại Thủ đô Hà Nội, đến tháng 3/1958 nhà Bác cổ được chuyển thành Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cho đến ngày nay.
Điểm đặc biệt của tòa nhà là kiến trúc bát giác xuyên suốt công trình, từ hình dáng khối nhà mặt tiền tòa nhà cho đến các tiểu tiết như cửa sổ, lỗ thông gió. Trong ảnh là phần chóp mái của khối nhà mặt tiền của công trình với các cửa lấy sáng đều có hình bát giác đặc trưng của văn hóa phương Đông.
Sau khối nhà bát giác mặt tiền là khối nhà chính 3 tầng rộng lớn mang phong cách đặc trưng phương Tây. Hai khối nhà kết nối tạo nên một công trình hoàn chỉnh được đánh giá là tinh hoa kiến trúc pha trộn phong cách châu Âu và Á Đông.
3 tầng hành lang bên hông tòa nhà theo phong cách châu Âu với các tiểu tiết hoa văn đặc trưng Á Đông. Trước kia, đây là nơi lưu trữ, trưng bày các tài liệu, cổ vật do Viện Viễn Đông Bác Cổ thu thập được trên toàn khu vực Đông Dương. Ngày nay, đây là nơi trưng bày các hiện vật lịch sử của Việt Nam qua các thời kỳ.
Không gian bên trong khối nhà chính của tòa nhà Bác Cổ ngày nay là nơi trưng bày các tư liệu, hiện vật qua các thời kỳ lịch sử Việt Nam.
Khoanh cánh của khối nhà bát giác mặt tiền là nơi trưng bày các pho tượng Phật cổ của người Việt.
Cửa sổ hình bát giác nhìn từ bên trong tòa nhà.
Thời Pháp thuộc, tòa nhà Bác Cổ được đánh giá là thành công nhất trong việc tạo ra công trình kiến trúc đẹp, hiện đại, phù hợp với khí hậu, cảnh quan và văn hóa truyền thống bản địa. Ngày nay, tòa nhà Bác Cổ là điểm đến quan trọng đối với du khách trong và ngoài nước.
Quý Đoàn (Dân trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.