Dạy nghề phi nông nghiệp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Thùy Anh Thứ ba, ngày 19/11/2019 10:59 AM (GMT+7)
Không chỉ đầu tư cho dạy nghề nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình còn tập trung hỗ trợ dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn, nhằm thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Bình luận 0

Ông Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình cho biết, để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nền nông nghiệp, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác dạy nghề. Song song với dạy nghề nông nghiệp, địa phương tổ chức dạy các nghề phi nông nghiệp, như may mặc, đan lát, hàng thủ công từ bèo…

img

Lớp dạy nghề đan bèo bồng ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình).  Ảnh: T.A

Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và từng đối tượng, tạo thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề. Tập trung đào tạo các ngành, nghề phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh như: Dịch vụ, du lịch, công nghiệp phụ trợ…

Theo số liệu từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình, năm 2018, đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho 17.250 người (đạt 100,3% kế hoạch năm). Trong đó, đào tạo nghề dài hạn trình độ trung cấp, cao đẳng là 4.710 người; trình  độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 12.540 người; 39 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ ngân sách nhà nước. Tỷ lệ lao động có việc làm mới hoặc vẫn làm công việc cũ nhưng có năng suất và mức thu nhập cao hơn đạt trên 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 49%.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề. Tổ chức các hình thức dạy nghề phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem