DN Trung Quốc tăng M&A bất động sản công nghiệp tại Việt Nam

Trần Kháng Thứ bảy, ngày 13/06/2020 08:54 AM (GMT+7)
Nhiều chuyên gia bất động sản đưa ra nhận định, doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng M&A (sáp nhập – mua lại) các dự án bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.
Bình luận 0

Chia sẻ về bất động sản công nghiệp, bà Vân Nguyễn – Giám đốc Bộ phận Thị trường JLL cho biết, xu hướng dịch chuyển các nhà máy khỏi Trung Quốc đã có cách đây vài năm, khi Chính phủ Trung Quốc mong muốn xây dựng ngành sản xuất sạch.

Do vị trí chiến lược gần Trung Quốc nên Việt Nam có cơ hội đón làn sóng dịch chuyển này. Trước đại dịch Covid-19, Việt Nam đã là điểm đến trong nhiều điểm đến khác. Nhưng khi Covid–19 diễn ra và đỉnh điểm là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì việc dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, ngoài Việt Nam còn có nhiều nước khác như Ấn Độ (lợi thế về dân số đông, diện tích lớn). "Chúng tôi nhận thấy, nguồn cung ở Việt Nam lớn tuy nhiên đất sạch thì chưa có nhiều, giải phóng mặt bằng còn khó khăn. Việc lựa chọn và cấp giấy phép đầu tư cũng cần có sự lựa chọn để tránh tình trạng Việt Nam trở thành nơi chuyển dịch của các nhà máy, nhà sản xuất không sạch", và Vân Nguyễn chia sẻ.

DN Trung Quốc tăng M&A dự án bất động sản công nghiệp tại Việt Nam - Ảnh 1.

Doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng M&A dự án bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Đồng quan điểm với bà Giám đốc Bộ phận Thị trường JLL, ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cen Group nhận định, doanh nghiệp Trung Quốc tăng M&A các dự án bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Nhà nước không lo dư cung bất động sản cao cấp vì việc đó thị trường sẽ lo. Các doanh nghiệp cần luật pháp rõ ràng; không ném doanh nghiệp vào lò lửa. Định giá tiền sử dụng đất phải được thực hiện theo nguyên tắc thặng dư.

Chủ đầu tư phát triển bất động sản cao cấp phải nộp nhiều sử dụng đất. Doanh nghiệp bất động sản mong muốn mặt bằng giá đất: Đấu giá; định giá được thực hiện nhanh chóng và không phụ thuộc vào việc sản phẩm hình thành trên đất đó như thế nào.

Để đón các nhà đầu tư, bên cạnh việc xây dựng các khu công nghiệp thì việc phát triển hệ thống logistic cũng như phát triển công nghiệp phụ trợ là điều cần quan tâm. Các doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc mong muốn đến nước nào đã sẵn sàng đón nhận họ.  

Các doanh nhân Trung Quốc là những người rất nhanh nhạy. Trước làn sóng dịch chuyển này, họ đã sang Việt Nam và M&A sẵn các khu công nghiệp. "Nếu chúng ta không nhanh chóng, sẵn sàng thì các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ vào với tâm thái "Tôi lại ở đây và sẵn sàng đón các anh!". Sự dịch chuyển này chính là cơ hội. Việt Nam cần nhanh, linh hoạt để sẵn sàng đón nhận những cơ hội này", ông Hưng nói.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế, việc khủng hoảng này sẽ dẫn đến việc người dân tìm đến các kênh đầu tư: Vàng là kênh có tính thanh khoản cao; Bất động sản (có tính thanh khoản thấp); chứng khoán là kênh đầu tư ít được lựa chọn hơn.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem