Theo đó dựa vào đặc tính thường
về lại chính tổ cũ để sinh sản. Vì vậy trước
tháng 4 và tháng 6 âm lịch, mùa sinh sản hàng năm của chim nhồng, người Kor dùng những đoạn gỗ dài từ 40-60cm, khoét
ruột bên trong rộng 10cm, rồi bịt 2 đầu. Một số khác
thì dùng những tấm ván nhỏ và đóng lại thành hộp vuông.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2013/images/2013-11-14/1434788029-nuoi-chim_6.jpg)
Chim nhồng con
Sau đó chọn một cây rừng lớn nằm ở vị trí thuận lợi, cột tổ ở gần phần ngọn
để dụ chim nhồng vào đẻ trứng. Chờ
khi trứng nở được khoảng 2-4 tuần thì người đặt tổ sẽ đến bắt chim con.
Anh Hồ
Văn Xin (37 tuổi), ở xã Trà Phong, một trong những người được xem là lão luyện
trong nghề này cho biết: Vùng thường được chọn để đặt tổ là những cây lớn nằm ở
vùng bìa, hoặc sườn núi. Người ít thì đặt 4-5 tổ, nhiều người đặt 10-12 tổ. Số
lượng chim nhồng con ở mỗi tổ từ 2-4 con, nhưng đa số là 2 con/tổ.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2013/images/2013-11-14/1434788030-331nuoi-chim_1.jpg)
Một trong những khu vực
đặt tổ của người dân xã Trà Phong
![Tổ làm sẵn dụ chim nhồng đến sinh sản để bắt chim con Tổ làm sẵn dụ chim nhồng đến sinh sản để bắt chim con](https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2013/images/2013-11-14/1434788030-nuoi-chim_2.jpg)
Tổ làm sẵn dụ chim nhồng đến sinh sản để bắt chim con
Tỉ lệ chim
nhồng đến sinh sản ở tổ đặt sẵn khoảng 70-80%. Với giá chim nhồng con từ 5-8
tuần tuổi hiện lên đến cả triệu đồng/con. Và ở những tổ làm sẵn thì dù hoàn
toàn có thể bắt được cả mẹ lẫn con, thế nhưng người Kor không bao giờ bắt chim
bố mẹ, mà chỉ bắt chim con mà thôi. Lý do, theo nhiều người là để năm sau nó
còn về đẻ trứng, sinh con nữa. Chứ bắt hết rồi thì mai mốt còn đâu nữa mà bắt.
Công Xuân (Công Xuân)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.