Đường nông thôn mới đẹp, sạch của xóm người Mông Bản Tèn ở Thái Nguyên, ai qua cũng trầm trồ khen ngợi

Hà Thanh - Kiều Hải Thứ sáu, ngày 02/09/2022 13:01 PM (GMT+7)
Bản Tèn (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) hôm nay đang thay da đổi thịt từng ngày. Nhờ có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước, hệ thống điện, đường, trường, trạm ngày càng được nâng cấp, đời sống thu nhập của bà con được cải thiện và nâng lên, diện mạo nông thôn đổi thay không ngừng.
Bình luận 0

Clip: Bản Tèn (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) hôm nay đang thay da đổi thịt từng ngày nhờ Chương trình xây dựng nông thôn mới (Clip: Hà Thanh)

Bản Tèn thay da đổi thịt nhờ nông thôn mới

Bản Tèn (xã Văn Lăng) là địa phương vùng cao xa nhất của huyện Đồng Hỷ với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Cả xóm có 141 hộ dân với gần 600 nhân khẩu, trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ tuyệt đối. 

So với khoảng 5 năm trước đây, Bản Tèn hôm nay đã có nhiều khởi sắc rõ rệt. Đường vào Bản Tèn hôm nay không còn là con đường lởm chởm đá sỏi, mà đã được thay thế bằng con đường bê tông trải dài tít tắp.

Niềm tin thắp sáng từ những đổi thay ở xóm người Mông Bản Tèn - Ảnh 2.

Con đường nông thôn mới từ trung tâm xã Văn Lăng vào Bản Tèn được bê tông hoá khang trang. (Ảnh: Hà Thanh)

Nhiều khu tái định cư cho đồng bào, những hộ khó khăn được xây dựng lên khang trang, sạch đẹp thay thế những mái nhà cũ kỹ. 

Hệ thống trường học cũng được đầu tư, nâng cấp khiến tỷ lệ trẻ em đến trường ngày một đông, cả bản không còn trẻ em bỏ học dưới lớp 10. Bà con cũng vì thế mà hăng say lao động, đời sống thu nhập ngày một nâng lên. 

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao, nhưng nhận thức của người dân đã có sự đổi thay rõ rệt. Những đổi thay này đã góp phần đáng kể giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây từng bước được nâng lên.

Niềm tin thắp sáng từ những đổi thay ở xóm người Mông Bản Tèn - Ảnh 3.

Trẻ em ở Bản Tèn hào hứng đến trường vì có trường lớp đẹp, đường nông thôn mới đi lại thuận tiện (Ảnh: Hà Thanh)

Trước đây, hàng hóa của bà con sản xuất ra không thể tiêu thụ hoặc phải mất cả một ngày trời vượt qua những con dốc cao cheo leo sỏi đá mới có thể mang xuống xã để giao thương. Vậy nhưng ngày nay, chỉ cần khoảng 1 giờ đồng hồ chạy xe máy, bà con đã có thể mang hàng hóa đi tiêu thụ. 

Từ khi được nhà nước đầu tư hệ thống điện, đường, trường, trạm mọi hoạt động trong đời sống sinh hoạt của người dân đều trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. 

Niềm tin thắp sáng từ những đổi thay ở xóm người Mông Bản Tèn - Ảnh 4.

Nhà Văn hoá xóm Bản Tèn, nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào dân tộc Mông nơi đây (Ảnh: Hà Thanh)

Anh Lý Văn Sỹ, Trưởng xóm Bản Tèn (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) cho biết: "Nhờ được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, đời sống của bà con người Mông ở Bản Tèn ngày một phát triển hơn. Trước đây khi chưa có con đường bê tông, hàng hoá bà con sản xuất ra phải cõng trên lưng mang xuống núi để trao đổi, mua bán vô cùng vất vả.

Nhưng từ khi đường xá thuận tiện thì việc đi lại của bà con dễ dàng hơn rất nhiều. Người dân mong trong thời gian tới sẽ tiếp tục được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng những khu tái định cư để đảm bảo cuộc sống cho người dân, giúp họ yên tâm sinh sống và lao động, sản xuất".

Niềm tin thắp sáng từ những đổi thay ở xóm người Mông Bản Tèn - Ảnh 5.

Điểm trường Bản Tèn được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp (Ảnh: Hà Thanh)

Nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt từ khi địa phương có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và trải nghiệm tại đây, nhiều chương trình, dự án đã được đầu tư tại Bản Tèn. Bởi vậy, diện mạo nông thôn nơi đây không ngừng đổi mới.

Niềm tin thắp sáng từ những đổi thay ở xóm người Mông Bản Tèn - Ảnh 6.

Bản Tèn hôm nay đang thay da đổi thịt từng ngày (Ảnh: Hà Thanh)

Vẫn gặp khó trong hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới

Ông Trương Công Hiền – Chủ tịch UBND xã Văn Lăng cho biết, xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70%, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm tới 1/3 dân số. 

Trước đây đời sống của người dân ở Văn Lăng vô cùng khó khăn, đặc biệt là những xóm có số lượng đồng bào dân tộc thiểu số đông. Tuy nhiên, sau 10 xây dựng chương trình nông thôn mới, được sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, diện mạo nông thôn và cuộc sống của người dân nơi đây đã có những đổi thay rõ rệt.

Đến nay, 100% các thôn xóm đã có đường giao thông đến tận nơi, trong đó tỷ lệ bê tông hoá đạt 80%. Thu nhập bình quân trên đầu người đạt khoảng 24 – 25 triệu đồng/người/năm. Các trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn Quốc gia. Hệ thống y tế đảm bảo tốt vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân. Một số chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với hộ nghèo và đồng bào dân tộc luôn được địa phương hết sức quan tâm.

Thực hiện chương trình nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đều vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn cùng chung tay tham gia xây dựng nông thôn mới, giúp bà con thay đổi nhận thức trong nếp sống sinh hoạt và lao động sản xuất. 

Đồng thời, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đồng bào giúp nâng cao thu nhập cho họ. Nhờ đó, khi đưa một số mô hình sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng vào địa phương, người dân tham gia, hưởng ứng nhiệt tình với sự đồng lòng, nhất trí cao.

Niềm tin thắp sáng từ những đổi thay ở xóm người Mông Bản Tèn - Ảnh 7.

Cuộc sống của đồng bào Mông ở Bản Tèn ngày càng khởi sắc rõ rệt (Ảnh: Hà Thanh)

Theo kế hoạch, đến năm 2023 xã Văn Lăng sẽ về đích nông thôn mới. Đến thời điểm này, xã đã hoàn thành 15 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Còn 4 tiêu chí là cơ sở vật chất văn hóa, đường giao thông, thu nhập, hộ nghèo chưa hoàn thành do gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Trên địa bàn xã Văn Lăng hiện có tất cả 13 xóm, trong đó có 5 xóm đồng bào dân tộc Mông sinh sống, về cơ bản tỷ lệ hộ nghèo chiếm 100%. Do đó công tác giảm nghèo tại địa phương vô cùng khó khăn.

Chính vì vậy, địa phương rất mong sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của tỉnh, huyện, có nhiều những chính sách hỗ trợ cho một số xóm có đồng bào dân tộc Mông sinh sống để tăng thêm thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đặc biệt, địa phương mong giải quyết được vấn đề nhà ở cho người dân để họ yên tâm sinh sống và sản xuất, góp phần đạt mục tiêu về đích nông thôn mới vào năm 2023.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem