Giá sầu riêng Thái, sầu riêng Ri6, sầu riêng Musangking, sầu riêng Chuồng Bò khu vực miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên hôm nay vẫn đứng ở mức cao, chưa có dấu hiệu giảm. Sầu Thái hàng đẹp dần đến mốc 100.000 đồng/kg. Sầu riêng Ri6 hàng đẹp, hàng xô vẫn được thương lái gom mạnh; giá sầu riêng Ri6 hàng đẹp lẫn loại xô đứng mức 45.000-60.000 đồng/kg...
Cụ thể: Tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Musangking đẹp lựa có giá 57.000-60.000 đồng/kg. Sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-60.000 đồng/kg, mức giá này ổn định so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái hàng đẹp lựa có giá 90.000-96.000 đồng/kg, loại này tăng tiếp 1 giá so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 80.000-85.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, đứng yên so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua. Sầu Thái đẹp lựa có giá 90.000-95.000 đồng/kg, đi ngang; sầu riêng Thái mua xô có giá 80.000-85.000 đồng/kg giữ ổn định so với hai ngày qua.
Tại khu vực Tây Nguyên, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của hai ngày qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 90.000-96.000 đồng/kg, tăng 1 giá so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 80.000-85.000 đồng/kg; giữ ổn định từ hai ngày trước. Sầu riêng Musangking đẹp lựa vẫn có giá ổn định từ 130.000-150.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng tham khảo được thương lái thu mua tại vườn ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 2/8. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Thống kê của Cục Trồng trọt, sản lượng sầu riêng năm nay ước khoảng 1 triệu tấn, tăng 15,9% so với năm 2022. Trong đó, quý III sản lượng khoảng 350.000 tấn, quý IV ước đạt 260.000 tấn.
Năm 2022, Thái Lan xuất khẩu hơn 800.000 tấn sầu riêng, thu về 3,5 tỷ USD. Việt Nam dự kiến sản lượng sầu riêng xuất khẩu năm nay có thể lên 400.000-500.000 tấn, kim ngạch ước đạt 1,5 tỷ USD.
Tổng lượng sầu riêng lớn trong khi tiêu thụ sầu riêng phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc và chỉ một phần tiêu thụ nội địa. Bởi vậy, dù giá sầu riêng tăng cao nhưng vẫn có không ít cảnh báo người nông dân phải tìm hiểu kỹ về thông tin giá cả thị trường để tránh rủi ro.
Ông Vũ Đức Côn-Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đắk Lắk, Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk cho biết, sầu riêng là loại nông sản có thời vụ thu hoạch, nếu người nông dân vẫn giữ giá bán cao sẽ dẫn đến việc thương lái không thu mua, sầu riêng sẽ ùn ứ, hư hỏng. Từ đó, dẫn đến hệ lụy các vườn sầu riêng sẽ phải chấp nhận bán tháo bán rẻ. Do đó bà con nông dân cần thay đổi quan niệm chạy theo giá thị trường, buôn bán một cách hợp lý, tránh thiệt hại.
Các doanh nghiệp thu mua nông sản bảo đảm hỗ trợ người nông dân không rơi vào tình cảnh bán tháo sản phẩm và chịu lỗ. Mặt khác các doanh nghiệp và người nông dân sớm có những hợp tác, để cùng thương lượng đầu tư vào các vườn trồng đúng sách lược phát triển, bảo đảm ổn định giá sản phẩm.
Việt Nam đã xuất khẩu được 375 triệu USD sầu riêng trong tháng 6, đưa tổng giá trị sầu riêng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nay lên 876 triệu USD. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã xuất khẩu 835 triệu USD, chiếm 95%. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái với tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng là trên 44 triệu USD thì con số này năm nay tăng gấp gần 20 lần.
Sau ngập lụt, chống úng cho cây sầu riêng thế nào?
Theo Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, thông thường 90% số cây sầu riêng bị ngập úng, úng nước sẽ chết. Chúng có thể chết sau 1 ngày, 2 ngày… tùy theo cơ cấu, điều kiện đất đai. VÌ vậy cần phải xử lý vấn đề này càng sớm càng tốt, bằng các công nghệ xử lý kịp thời.
Khi trồng sầu riêng trên vùng đất thấp sẽ dễ bị rủi ro do ngập úng, do tần suất xuất hiện lũ ngày càng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Lũ lụt ĐBSCL thường xảy ra trong ba tháng 9, 10, 11 hàng năm, với đỉnh lũ thường tập trung vào cuối tháng 9, 10. Hầu hết các vườn sầu riêng đều bị ảnh hưởng và thiệt hại với mức độ khác nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài.
Nguyên nhân cây sầu riêng bị ngập úng
Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc do lớp phù sa (từ ngập lụt) bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí.
Đất bị ngập nước, nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau 24 – 48 giờ), đất trở nên dư thừa nước và rễ rất dễ bị huỷ hoại.
Do khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt.
Khả năng chịu ngập lụt của cây sầu riêng
Tuổi cây: Cây tơ (chưa cho quả) chịu ngập kém hơn cây trưởng thành hoặc đã trồng lâu năm trên 10 năm.
Tình trạng cây: Cây đang phát triển sinh khối (ra đọt, phát triển rễ tơ, ra hoa mang quả) phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu đựng cũng kém hơn.
Biện pháp canh tác: Cũng tác động đến khả năng chịu ngập của sầu riêng như bón phân (nhất là khi thừa N và P) trong khoảng một tháng trước khi bị ngập hay mưa dầm làm giảm khả năng chịu đựng của cây rất nhiều.
Có hai loại mức độ ngập lụt trong vườn sầu riêng
Khi vườn sầu riêng bị ngập nước thường sẽ được phân ra thành 2 mức độ ngập:
Ngập nặng: Mực nước trong vườn dâng lên cao đến cổ rễ cây trồng hoặc quá thân. Ngày xưa tình trạng ngập chỉ xuất hiện ở khu vực đất đồng bằng, Miền Tây (do lũ về) hoặc đất vùng cao nhưng gần sông, hồ (ngập do mưa nhiều hoặc hồ thủy điện xả lũ)
Ngập nhẹ: Khi lượng nước cung cấp cho đất quá nhiều và trong thời gian dài, ví dụ: mưa liên tục ở Tây Nguyên hoặc tưới liên tục không ngừng ở Miền Tây, hoặc những vườn có kết cấu đất dẽ chặt, khó thoát nước.
Kỹ thuật xử lý khi vườn bị ngập
Rút thoát nước nhanh nhất có thể: Đặt máy bơm để bơm nước liên tục ra ngoài, kết hợp xẻ hộc, khai rãnh thoát nước.
Riêng khu vực đất cao (Tây Nguyên) có thể mở bồn, làm rãnh thoát nước, sửa đất xung quanh gốc theo hình "mu rùa" - thấp dần từ gốc ra ngoài.
Hủy lớp ván thoát khí: Sau khi nước đã rút, phần bề mặt đất bị đóng váng không thoáng khí. Kỹ thuật tiếp theo: Nếu lớp váng là lớp bùn dày thì dùng cuốc hoặc xẻng cào hết lớp váng ra ngoài. Sau đó bà con dùng chĩa 3 răng xơi nhẹ bề mặt đất giúp thoáng khí, giảm tình trạng ngộp rễ.
Phạm vi: Toàn bộ khu vực trong tán (từ gốc ra đến hết tán)
Bổ dung dinh dưỡng cho lá
Dưới gốc:
+ Tưới thuốc có hoạt chất như: Mantalaxyl, Mantalaxyl + Mancozeb, Fosetyl Aluminium…
+ Cách tưới: Tưới vào phần đất dưới tán cây, tưới 2 lần cách nhau 5 ngày.
+ Liều lượng: Tùy từng cây mà tưới lượng nước thuốc khác nhau nhưng cần phải đủ lượng. Ví dụ: cây 1 năm tuổi (chăm sóc chuẩn) thì tưới khoảng 5 lít/gốc; cây 3-4 năm: 15 lít/gốc, cây 6 năm: 20 lít/gốc…
Trên lá: Bổ sung dinh dưỡng giàu Amino và Vi Lượng.
Kích thích mọc rễ mới
Sau tưới thuốc bệnh 3-5 ngày thì kích rễ mới bằng việc bón phân hữu cơ đã ủ hoai bằng nấm đối kháng Trichoderma, kết hợp bổ sung thêm Humic (sử dụng chế phẩm KHUMATE giàu Humic). Ngoài ra bà con có thể bón kèm thêm các dòng phân lân cao để giúp rễ phát triển ổn định lại và tăng sức đề kháng cho cây.
Cuối cùng bà con cần lưu ý: Đối với cây đã bị ngập úng thì rất khó cứu chữa nếu không xử lý kịp thời. Cách tốt nhất là có các BIỆN PHÁP HẠN CHẾ từ đầu: Khu vực miền Tây chú ý đê bao, lên liếp, làm mô cao, mặt mô cách mặt nước tối thiểu 1m.
Khu vực Tây Nguyên không trồng sầu riêng trong hố sâu như cà phê. Tốt nhất bà con nên trồng sao cho gốc hơi cao hơn mặt đất 1 chút. Nếu trồng sai cách vào thời điểm mùa mưa liên tục 10-15 ngày; kể những vùng cao, đất dốc vẫn sẽ thoát nước không kịp.
Xẻ rãnh: Biện pháp này nên áp dụng đối với tất cả các vùng đất kể cả miền Tây; miền Đông hay Tây Nguyên.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.