Trong dự thảo văn kiện nhận xét rằng mục tiêu của các điệp viên Trung Quốc gồm FBI và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (USPACOM).
Các quan chức đại diện Lầu Năm Góc tuyên bố rằng một trong những sự cố gián điệp nghiêm trọng nhất liên quan đến vị trung tá về hưu của USPACOM là Benjamin Pierce Bishop, hồi tháng 3.2014 thừa nhận đã chuyển giao những dữ liệu mật cho một nữ công dân Trung Quốc.
Tổn thất thông tin trong vụ này bao gồm cả những kế hoạch quân sự của Mỹ, dữ liệu về việc triển khai vũ khí hạt nhân, các tài liệu về máy bay không người lái MQ-9 Reaper và báo cáo mật về chiến lược quan hệ với Trung Quốc.
Có thông báo cả về vụ việc gắn với những quan chức cao cấp khác của USPACOM, mà Bắc Kinh đã tuyển mộ. Theo đó, hồi 8.2016, một trong những nhân viên CNTT của FBI là Kun Shan "Joe" Chun thừa nhận đã chuyển cho phía phía Trung Quốc các dữ liệu về công nghệ văn phòng trong lĩnh vực theo dõi-giám sát.
Ngoài ra, báo cáo cũng nói rằng các hoạt động tấn công mạng của Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, chẳng hạn như mạng lưới điện và mạng lưới tài chính, cho phép Bắc Kinh có "khả năng gây ảnh hưởng đáng kể hoặc làm hỏng các thực thể", báo cáo nói thêm.
Tình báo Trung Quốc cũng tấn công và xâm nhập vào các tài khoản email của các cá nhân và nhiều quan chức khác của chính quyền Obama.
Đánh giá về quy mô gián điệp mạng của Trung Quốc, báo cáo nói rằng đó là một hoạt động "lớn, chuyên nghiệp trong cộng đồng tình báo mạng".
"Cơ quan tình báo Trung Quốc đã chứng minh có khả năng to lớn trong việc thâm nhập vào một loạt các cơ quan an ninh quốc gia cũng như thương mại như một diễn viên", báo cáo cho biết và nói thêm rằng phần lớn các vụ gián điệp nhắm vào Mỹ là do lực lượng tình báo quân đội Trung Quốc thực hiện.
Tuy nhiên, Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc này của Mỹ. Trong nhiều năm qua, an ninh mạng luôn là vấn đề gây tranh cãi trong mối quan hệ Mỹ- Trung.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.