Hành trình công nghệ đưa Singapore trở thành quốc gia thông minh

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 22/01/2022 09:22 AM (GMT+7)
Cùng khám phá những triết lý và ý tưởng đã định hình sự phát triển của Singapore trong lĩnh vực kỹ thuật số, cũng như những thời điểm quyết định dẫn đến định hình Singapore trở thành Quốc gia Thông minh.
Bình luận 0

Câu chuyện chưa kể về hành trình công nghệ của Singapore

Kể từ khi xuất hiện chiếc máy tính cá nhân đầu tiên vào những năm 1980, Singapore đã chấp nhận công nghệ như một động cơ quan trọng của nền kinh tế và xã hội. Những nỗ lực tin học hóa ban đầu của chính phủ trong những năm 1980 đã mở đường để trở thành một trong những quốc gia được kết nối tốt nhất thế giới ngày nay.

Trong những năm 1990, Singapore tiếp tục là một trong những quốc gia đầu tiên có liên kết băng thông rộng trên toàn quốc, trong khi những năm 2000 chứng kiến việc triển khai mạng băng thông rộng cáp quang và các điểm phát sóng không dây đầu tiên trên khắp đảo quốc.

Cơ sở hạ tầng của đất nước cũng như các dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ Singapore thường được công nhận về sự sẵn sàng về công nghệ. Ảnh: @AFP.

Cơ sở hạ tầng của đất nước cũng như các dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ Singapore thường được công nhận về sự sẵn sàng về công nghệ. Ảnh: @AFP.

Cũng trong nửa thế kỷ qua, Singapore đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về công nghệ kể từ những năm đầu tiên khi chiếc siêu máy tính lớn đầu tiên được lắp đặt trong Nhà Quỹ cung cấp Trung ương (CPF) để tự động hóa hệ thống kế toán sổ cái thủ công của Hội đồng quản trị Quốc gia. Sau đó, Ủy ban Tin học hóa Quốc gia được thành lập với mục đích đào tạo và giáo dục người dân sử dụng máy tính và phát triển nguồn nhân lực CNTT của Singapore. Có thể thấy, sự nhấn mạnh không ngừng về việc áp dụng và đổi mới CNTT đã trở thành câu chuyện đáng nể của quốc gia này trong suốt nhiều năm qua.

Hành trình công nghệ 45 năm qua của Singapore bao gồm một số lĩnh vực: phát triển và nhận tác động từ một số dự án CNTT quốc gia như TradeNet và LawNet cho doanh nghiệp do doanh nhân Singapore thành lập; các dự án này chứa hồ sơ của các doanh nhân và các sản phẩm và dịch vụ sản xuất tại Singapore; đến phát triển đường cao tốc thông minh trong những năm đầu từ Singapore One đến cả tiếp cận, sau là nâng cấp băng thông rộng cáp quang; Các công ty Internet, dotcom wave 1 và Web 2.0 nhận ra được tiềm năng của giá trị công nghệ từ đó mà tích lũy tài năng và nâng cao đào tạo nhân lực. Có thể thấy, bối cảnh CNTT ở Singapore phát triển nhờ sự hợp tác của cả một cộng đồng, các bộ phận…

Những người có tầm nhìn xa và những người tạo ra sự thay đổi trong công nghệ không thể không nhắc tới bao gồm Chủ tịch sáng lập Hội đồng Máy tính Quốc gia Philip Yeo, nhà tiên phong CNTT Tan Chin Nam- người đã lãnh đạo nhiều cơ quan chính phủ hàng đầu trong sự nghiệp của mình, và cũng là cựu Giám đốc điều hành của Cơ quan Phát triển Thông tin-Truyền thông Singapore, và cả người sáng lập Công ty Cố vấn Hệ thống Máy tính Quốc gia (CSA) Johnny Moo.

Ở một khía cạnh khác, SGTech là một hiệp hội thương mại hàng đầu cho ngành công nghệ ở Singapore. Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, SGTech cố gắng tạo ra một hệ sinh thái đón đầu xu hướng và phát triển các sáng kiến bền vững để củng cố cộng đồng và giúp ngành phát triển. SGTech có gần 1.000 thành viên, từ các công ty khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sôi động đến các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu tận dụng công nghệ làm động lực cốt lõi cho hoạt động kinh doanh của họ.

SGTech cũng hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan khác nhau để thúc đẩy các công nghệ mới nổi trong các lĩnh vực như Truyền thông Kỹ thuật số, Điện toán Đám mây, Không dây, Bảo mật và Quản trị mạng. SGTech cũng cung cấp các nền tảng để giúp các thành viên có cơ hội tăng cường sự hiện diện trên thị trường và tiếp cận doanh nghiệp. Trong khi đó, tổ chức Smart Nation Chapter cũng được hỗ trợ bởi Văn phòng Chính phủ Số và Quốc gia Thông minh (SNDGO).

Hành trình công nghệ đưa Singapore trở thành quốc gia thông minh. Ảnh: @AFP.

Hành trình công nghệ đưa Singapore trở thành quốc gia thông minh. Ảnh: @AFP.

Có thể thấy, Singapore đã coi công nghệ như một động cơ quan trọng của nền kinh tế và xã hội. Cơ sở hạ tầng của đất nước, cũng như các dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ thường được công nhận nhanh chóng để luôn trong tư thế sẵn sàng về áp dụng công nghệ. Singapore tiếp tục tận dụng các công nghệ mới để chuyển đổi kỹ thuật số các dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ, có những bài học để chia sẻ và nhiều điều cần học hỏi từ các quốc gia khác để phát triển những cách thức mới để cải thiện trải nghiệm trực tuyến cho người dân và Chính phủ Singapore đã làm được điều này, vì vậy giúp đảo quốc này đạt được một số giải thưởng đáng chú ý, và kể cả những cột mốc quan trọng mà Singapore đã đạt được trong những năm qua.

Theo báo cáo của OpenGov Asia, do có ít tài nguyên thiên nhiên, Singapore phải sáng tạo để xây dựng nền kinh tế của mình. Chính phủ Singapore chưa bao giờ né tránh việc chấp nhận rủi ro có tính toán trong việc đầu tư vào tương lai. Quốc gia này đã trở thành một trong những quốc gia phát triển và giàu có nhất trên thế giới nhờ theo đuổi chiến lược quốc gia thông minh để bảo vệ công nghệ và thúc đẩy triển vọng tăng trưởng nền công nghệ trong khu vực.

Là một phần trong lộ trình trở thành một quốc gia thông minh của Singapore, chiến lược tăng trưởng nâng cao cho nền kinh tế kỹ thuật số tiếp tục sẽ song hành với các chiến lược của chính phủ kỹ thuật số. Kế hoạch quốc gia thông minh khuyến khích đổi mới và hợp tác giữa người dân và công ty, doanh nghiệp để cải thiện tăng trưởng và cuộc sống của người dân. Mặc dù được chính phủ thúc đẩy và hậu thuẫn mạnh mẽ, các quan chức vẫn liên tục nhấn mạnh rằng một quốc gia thông minh không được xây dựng bởi riêng chính phủ, mà bởi từ tất cả mọi người - công dân, công ty và cơ quan chung tay làm nên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem