Đề tài nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus tại Khánh Hòa do ông Nguyễn Địch Thanh (khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm đã mở ra nhiều cơ hội trong việc chọn đối tượng mới cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Đến nay, các nhà khoa học cơ bản đã sản xuất được 50.000 con cá giống cỡ 2 - 3cm, và đang trong giai đoạn chuyển giao công nghệ cho người nuôi. Cá hồng bạc là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao, giá bán trên thị trường khoảng trên 200.000 đồng/kg.
Loài cá này sinh trưởng và phát triển nhanh, có thể nuôi được trong ao và nuôi bằng lồng trên biển. Quy trình kỹ thuật phải đảm bảo các yếu tố: Độ mặn từ 20 - 32%o, nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển từ 26 - 30oC, độ pH 7,5 - 8,5, mật độ nuôi thâm canh từ 3 - 5 con/m2, nuôi bằng lồng biển thả từ 80 -100 con/m3, khi cá lớn thì phân cỡ, san thưa mật độ 10 - 20/m3 lồng.
Theo ông Nguyễn Địch Thanh - người nuôi muốn thành công và đạt năng suất cao thì ngoài các yếu tố về điều kiện tự nhiên, cần phải đảm bảo môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm, phải thay nước thường xuyên. Ngoài ra, đây là loài cá dữ ăn thịt, nếu nuôi với quy mô lớn thì nên sử dụng các loại thức ăn tổng hợp để đảm bảo môi trường ao nuôi tốt, hạn chế ô nhiễm.
Công Tâm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.