Món bánh khọt là loại bánh nghe tên có vẻ kì lạ nhưng thực ra là một món ăn quen thuộc vì gắn liền với tuổi thơ nhiều người. Món ngon dân dã, bình dị này phổ biến ở khắp 3 miền đất nước ta từ miền Trung nắng gió đến miền Tây sông nước.
Chắc hẳn ai cũng từng nghe nhắc đến món bánh khọt Vũng Tàu, bánh khọt miền Tây, bánh khọt miền Trung... Tùy theo khẩu vị của từng địa phương mà người dân đã sáng tạo những loại nhân cho phù hợp với từng phương nơi mình sống.
Bánh khọt có tên trong danh sách đặc sản địa phương nhiều tỉnh từ Tuy Hòa, Vũng Tàu đến Nha Trang, Kiên Giang.
Làm bánh khọt không khó nhưng để học được cách làm bánh khọt ngon đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo trong từng công đoạn chế biến, dù là nhỏ nhất để tạo thành món bánh hoàn hảo với vỏ bánh có độ giòn mà không bị cháy khét.
Một chiếc bánh khọt ngon phải có vỏ ngoài vừa giòn, vừa dai, nhân bánh bên trong chín đều mà mềm mại và có vị béo ngậy cùng vị ngọt tự nhiên của tôm tươi kết hợp cùng vị thơm của mỡ hành. Màu vàng tươi của chiếc bánh khọt nhỏ hình tròn được làm chín trong khuôn láng dầu tạo nên sự hấp dẫn.
Bánh khọt ở mỗi vùng miền, mỗi tỉnh có một sự khác biệt riêng nhưng đều có điểm chung là ngoài giòn, trong mềm, khi ăn có vị hơi dai và độ thơm ngon tạo nên hương vị riêng biệt của bánh.
Những chiếc bánh khọt vàng ươm với lớp bột ngoài giòn, trong mềm ăn kèm rau xanh tươi mát là món ngon nhà nhà người người ưa chuộng, nhất là vào những ngày hè oi bức.
Món bánh khọt miền Tây có lai các miền khác nhưng với vị béo béo đặc trưng của nước cốt dừa sẽ cho chúng ta cảm thấy thú vị khi được thưởng thức.
Nguyên liệu làm bánh khọt
- Bột bánh khọt Hương Xưa 250g
- Nước cốt dừa: 800ml
- Tôm đất 300g
- Trứng cút 1 vỉ 30 quả
- Rau sống các loại
- Đu đủ sống 1 trái
- Hẹ lá và ớt
Cách làm bánh khọt
*Pha bột: Trộn nửa gói bột bánh khọt 250g + nửa gói bột nghệ + 650ml nước cốt dừa + 1 cái trứng gà. Khuấy đều tay cho bột không bị vón cục, cho thêm chút muối vào. Để bột nghỉ khoảng 15 - 30 phút. Rồi cho thêm hành lá hoặc hẹ lá vào trộn đều.
*Làm nhân tôm: tôm mua về rửa sạch rồi lột bỏ vỏ. Bắc chảo lên bếp phi ít hành rồi cho tôm vào xào chín thêm 1 ít hạt nêm nếu muốn.
Nếu thích ăn đậu xanh thì có thể nấu thêm đậu xanh nữa.
*Cách pha nước mắm chua ngọt: theo tỷ lệ 2 muỗng nước sôi, 2 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng chanh và ớt bằm mình cho sau cùng khi hỗn hợp đã hoà tan. Nếu ăn tỏi thì có thể cho thêm tỏi.
*Nước cốt dừa rưới lên bánh ăn kèm: còn lại 150ml bắc lên bếp nấu với 1 muỗng cà phê đường, nửa muỗng cà phê muối và hoà tan 1 muỗng canh bột bắp với nước rồi đổ vào nồi để tạo độ sệt. Nấu đến khi nào hỗn hợp sệt lại là được.
* Rau sống rửa sạch, nói tới rau ăn kèm món này thì có hơn 20 loại rau hay gọi là rau rừng nếu không kiếm có thì thích ăn rau gì mua rau đó. Đu đủ sống rọt vỏ ngâm nước rồi bào sợi.
* Đổ bánh
- Đặt khuôn bánh lên bếp rồi cho ít dầu ăn vào tráng từng khuôn, múc bột bánh đổ vào khuôn. Đến bước này cần đợi bột se lại rồi cho ít hỗn hợp nhân vào giữa, cuối cùng là đậy nắp vung lại cho bánh chín là lấy ra. Có thể thay tôm bằng trứng cút nhưng bỏ cùng lúc khi đổ bột.
- Món ngon thành phẩm sẽ là bánh khọt có màu vàng ươm, nhân màu nâu đỏ của tôm, hẹ lá lúc này bám vào bánh tạo thành sắc xanh.
- Món bánh khọt mà đặc biệt là bánh khọt miền tây không thể thiếu đồ ăn kèm và nước chấm vì đó là linh hồn của món ăn. Bánh khọt ăn kèm với đu đủ sống được bào nhỏ ngon hơn là với đồ chua.
- Đu đủ sau khi thái sợi sẽ cho vào nước chấm, hòa cùng vị chua chua ngọt ngọt kích thích tiêu hóa khiến bạn ngon miệng hơn. Nước chấm trong món bánh khọt là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hương vị món ăn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.