Kim cương là loại trang sức quý giá. Ảnh: Yahoo.
Các nhà địa chất của Viện Nghiên
cứu Địa vật lý quốc gia ở Hyderabad
(phía đông nam Ấn Độ) cho biết khu vực này có các thành phần cơ bản để hình
thành nên mỏ kim cương lớn.
Kim cương hình thành ở sâu bên
trong lớp vỏ của Trái đất và phun trào lên bề mặt hành tinh nhờ loại đá núi lửa
có tên là kimberlites và lamproites.
Nhóm nghiên cứu tình cờ phát hiện ra đá núi lửa chứa kim cương khi họ tiến hành
một cuộc khảo sát địa chất khác và quyết định tìm hiểu thêm về khu vực này như
một dự án phụ.
Nhà địa chất học Subrata Das
Sharma, tác giả nghiên cứu, cho biết: "Khu vực rộng hơn 200.000 km2 trên
toàn đông nam Ấn Độ có khả năng chứa kim cương. Chúng tôi sẽ sử dụng kỹ thuật thăm
dò phù hợp và hiệu quả để nhanh chóng tìm kiếm kim cương trên diện rộng."
Thay vì tìm các loại đá chứa kim
cương thường dễ dàng vỡ vụn và rất khó xác định, các nhà địa chất đã phát minh
ra nhiều kỹ thuật tìm kiếm điều kiện hình thành kim cương trong lớp phủ (nằm
giữa vỏ và lõi Trái đất). Sau đó, họ mới khoanh vùng để tìm ra những khu vực tiềm
năng nhất.
Điều kiện hình thành kim cương là
nhiệt độ và áp suất cực cao mà chỉ có ở nơi có độ sâu lớn nhất của thạch quyển
Trái đất (gồm vỏ Trái đất và lớp phủ trên). Nếu không, carbon (thành phần duy
nhất của kim cương) sẽ biến thành than chì.
Độ dày của thạch quyển biến động
trên khắp hành tinh, không phải lúc nào cũng đạt độ sâu cần thiết để tạo ra kim
cương.
Nghiên cứu trước đây dựa trên dữ
liệu địa chấn thu thập được trong một vài trận động đất cho rằng phía đông nam
Ấn Độ nằm trên phần thạch quyển mỏng. Nhưng nhóm của Das Sharma đã phân tích
lại dữ liệu bằng kỹ thuật khác và phát hiện ra thạch quyển đạt đủ độ sâu để
hình thành kim cương.
Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra
những phân tích về thành phần hóa học của đá trên bề mặt Trái đất gần đó để
khẳng định các điều kiện nhiệt độ và áp suất phù hợp cho kim cương hình thành.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu xác
định được khu vực rộng hơn 200.000 km2 trên toàn đông nam Ấn Độ có khả năng chứa kim
cương.
Các thành viên trong nhóm nghiên
cứu kể trên có kế hoạch chia sẻ thành quả của họ với chính phủ Ấn Độ và tiếp
tục cải tiến phương pháp nghiên cứu để phát triển các kỹ thuật săn tìm kim
cương hiệu quả hơn.
Phát hiện này vừa được công bố
trên tạp chí khoa học Lithosphere.
Mai Thủy (theo Yahoo) (Mai Thủy (theo Yahoo))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.