Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 4 triều nhà Lê Sơ, vị vua anh minh bậc nhất với 10 thành tựu đỉnh cao
Đây là vị vua anh minh triều nhà Lê Sơ với 10 thành tựu nổi bật, lăng mộ hiện ở Thanh Hóa
Thứ tư, ngày 18/09/2024 11:03 AM (GMT+7)
Vua Lê Thánh Tông húy là Tư Thành sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) - là con trai thứ 4 của vua Lê Thái Tông, mẹ là Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, người xã Động Bàng (nay thuộc xã Định Hoà), huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, con trai thứ tư của vua Lê Thái Tông, mẹ là Quang thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Lê Thánh Tông là vị vua anh minh, văn võ song toàn, ở ngôi lâu nhất trong lịch sử các ông vua Việt Nam( 38 năm) và có nhiều đóng góp vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt...
Lê Thánh Tông là vị vua anh minh, văn võ song toàn, ở ngôi lâu nhất trong lịch sử các ông vua Việt Nam( 38 năm) và có nhiều đóng góp vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt thời bấy giờ.
Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, con trai thứ tư của Thái tông, mẹ là Quang thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao.
Vua sinh ngày 20 tháng 7 năm Đại Bảo thứ 3( 1442). Hoàng tử Tư Thành có" Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang , thật là bậc thông minh, xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".
Khi lên ngôi Hoàng đế( 1460), Lê Thánh Tông đã làm cho nước ta" Văn vật khả quan, mở mang đất đai bờ cõi khá rộng, thật là vị anh hùng tài lược, dẫu vũ đế nhà Hán, Thái tông nhà đường cũng không thể hơn được".
Lê Thánh Tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Vua ở ngôi 38 năm, sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, mở thêm bờ cõi khiến cho nước Nam ta bấy giờ được văn minh và lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ lừng lẫy như vậy.
Lăng vua Lê Thánh Tông trong quần thể Di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Vua Lê Thánh Tông lên ngôi rồi phong tước và cấp ruộng quan điền cho các công thần. Vua lại truy tặng những người công thần bị giết oan ngày trước và cho tìm con cháu của Nguyễn Trãi về, cấp cho 100 mẫu ruộng để phụng thờ tổ tiên. Những người mà được quốc tính nay vua cho phục tính lại để khỏi mất tên họ.
1: Việc cai trị
Từ trước đến giờ triều đình vẫn theo lối cũ của nhà Trần: trên thì có tả hữu Tướng quốc, rồi đến Lễ bộ, Lại bộ, Nội các viện, Trung thư, Hoàng môn và 3 sở Môn hạ, lại có ngũ đạo hành khiển để trông coi sổ sách quân dân các đạo. Đến khi Nghi Dân cướp ngôi đặt ra lục Bộ và lục Khoa. Thánh Tông đặt thêm ra lục tự là: Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự, Quan lục tự.
Lê Thánh Tông lập ra quan chế và lễ nghi theo nho giáo. Các quan văn võ có phần ruộng đất, lại có tiền tuế bổng. Nhưng ai mà làm điều gì nhũng lạm thì đều phải nghiêm trị.
Vua lại định lệ trí sỹ cho các quan nội ngoại: ai làm quan đến 65 tuổi thì được xin về trí sĩ, còn nhừng người làm nha lại đến 60 tuổi cũng được xin về.
Trước vua Lê Thái Tổ chia nước ta thành 5 đạo, có phủ, lộ, trấn, châu, huyện,xã. Thánh Tông chia nước thành 12 đạo. Lai đặt ra chức Giám sát ngự sử để đi xem xét công việc ở các đạo cho khỏi việc nhũng nhiễu. Sau nhân có đất Quảng Nam mới lấy của Chiêm Thành lại đặt làm 13 xứ.
Trong 13 xứ ấy lại chia làm 52 phủ,172 huyện và 50 châu. Còn ở dưới phủ huyện thì có hương, phường, xã, thôn, trang, sách, động, nguyên, trương cả thảy là 8.006.
2: Việc thuế lệ
Bấy giờ thuế niên mỗi người đồng niên đóng 8 tiền, còn thuế ruộng, thuế đất và thuế đất bãi trồng dâu thì cứ kể mẫu mà đóng thuế, mà thứ đất nào cũng chia ra làm 3 hạng.
Việc làm sổ hộ thì cứ 6 năm một kỳ, quan phủ huyện phải dẫn các xã trưởng về Kinh để khai số hộ khẩu ở các xã.
3: Việc canh nông
Vua Thánh Tông lấy việc nông tang làm trọng, cho nên ông chú ý về việc ấy lắm. Thường thường vua sắc cho phủ huyện phải hết sức khuyên bảo dân làm việc cày ruộng trồng dâu.
Đặt quan Hà đê làm quan Khuyến nông để coi việc cày cấy trong nước. Bắt quan Hộ bộ và quan Thừa chính ở các xứ phải tâu cho vua biết những đất bỏ hoang để bắt phủ huyện đốc dân phu khai khẩn làm ruộng. Lập ra 42 sở đồn điền, đặt quan để trông nom sự khai khẩn, khiến cho dân khỏi phải đói khổ.
Vua Thánh Tông lại lo đến các chứng chứng bệnh làm hại dân. Vua lập nhà Tế sinh để nuôi những người đau yếu và khi nào ở đâu có dịch tễ thì sai quan đem thuốc đi chữa bệnh.
5: Việc sửa sang phong tục
Dân ta bấy giờ sùng tín đạo Phật hay làm Đình, làm Chùa. Những lễ hôn và lễ tang thì làm những điều trái với lẽ thường, như là nhà có lễ tang thì làm cỗ bàn ăn uống, bày ra các trò hát xướng, làm một cuộc vui chơi. Lễ hôn ăn hỏi rồi thì để ba bốn năm sau mới rước dâu về nhà chồng.
Thánh Tông cấm không cho làm chùa mới, để tiền của và công phu mà làm việc có ích. Cấm những nhà có lễ tang không được bày cuộc hát xướng, Việc hôn nhân thì khi đã nhận lễ hỏi rồi thì phải chọn ngày cho rước dâu và lệ cứ cưới rồi ngày hôm sau đi chào cha mẹ, ba ngày sau thì đi lễ từ đường. Vua đặt ra 24 điều, sức cho dân xã thường thường giảng đọc để giữ lấy thói tốt.
6: Địa đồ nước Nam
Lê Thánh Tông là người tha thiết với chủ quyền quốc gia. Ông đã từng nói câu nói nổi tiếng" Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Nếu người nào dám đem một thước một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng".
Chính dưới thời Lê Thánh Tông, bản đồ đầu tiên của quốc gia Đại Việt được hoàn thành. Thánh Tông sai các quan ở các đạo xem xét ở trong hạt mình có những núi sông gì hiểm trở thế nào thì phải vẽ địa đò ra cho rõ ràng và chỗ nào tự cổ chí kim có những sự tích gì phải ghi chép lại cho tường tận, rồi gửi về bộ Hộ để làm quyển địa dư nước ta.
7: Đại Việt sử ký
Thánh Tông sai Ngô Sỹ Liên làm bộ Đại Việt sử ký chia làm 2 bản. Một bản kể từ Hồng Bàng thị cho đến thập nhị Sứ quân có 5 quyển. Một bản kể từ Đinh Tiên Hoàng cho đến Lê Thái Tổ có 10 quyển. Tổng cộng 15 quyển.
Vua Thánh Tông định phép thi hương, sửa phép thi hội để chọn lấy nhân tài. Vua thường ra làm chủ các kỳ thi đình và lập ra lệ xướng danh các Tiến sỹ và lệ cho về vinh quy. Vua mở rộng nhà Thái học ra. Phía trước thì làm nhà Văn Miếu, phía sau thì làm nhà Thái học và làm ra các phòng ốc để cho những kẻ sinh viên ở học. Làm kho bí thư để chứa sách.
Sự học bấy giờ ngày càng mở mang thêm.Vua lại hay ngâm thi, đặt ra Quỳnh uyển cửu ca, xưng làm tao đàn nguyên súy cùng với kẻ triều thần là Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận tổng cộng là 28 người xướng họa với nhau.
Vua sai Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận làm bộ Thiên nam dư hạ tập100 quyển nói về việc chính và hình luật đời Hồng Đức. Vua làm ra một quyển Thân chinh ký sự kể về việc vua đi đánh Chiêm Thành, Lão Qua và các Mường.
9: Việc võ bị
Lê Thánh Tông hết lòng sửa sang mọi việc trong nước, vua hiểu rằng một nước mà cường thịnh thì tất phải có võ bị, cho nên vua bắt các quan tổng binh phải chăm giảng tập trận đồ, phải luyện tập sỹ tốt để phòng khi có việc.
Vua đổi năm Vệ quân ra làm 5 phủ, mỗi phủ có 6 vê, mỗi vệ có 5 hoặc 6 sở, mỗi sở có quân độ 400 người. Vua đặt ra 31 điều quân lệnh để tập thủy trận, 42 điều để tập bộ trận. Lại đặt ra lệ cứ 3 năm một kỳ thi võ. Tướng sỹ ai đậu thì thưởng, ai hỏng thì phạt, để khiến mọi người đều vui lòng về việc võ bị.
Đời vua Thánh Tông mấy năm về trước cũng được yên ổn, nhưng mấy năm về sau thì phải chinh chiến nhiều lần. Khi thì dẹp loạn biên ải, khi thì dẹp giặc cỏ trong nước, nhưng chỉ có đánh Chiêm Thành, Lão Qua và đánh Bồn Man là phải dùng đến võ bị.
10: Việc giao thiệp với Tàu
Nước ta bấy giờ tuy phải theo lệ xưng thần với nhà Minh, nhưng vua Thánh Tông vẫn hết lòng phòng bị mặt bắc.
Thỉnh thoảng có những thổ dân sang quấy nhiễu thì lập tức cho quan quân lên tiễu trừ và cho sứ sang nhà Minh để phân giải mọi sự cho minh bạch. Có một lần được tin người nhà Minh đi qua địa giới, Thánh Tông liền cho người lên do thám thực hư.
Vua bảo với triều thần rằng:" Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy một phân núi, một tấc sông của vau Thái Tổ để lại". Vua có lòng vì nước như thế cho nên dân nước Tàu có ý muốn dòm ngó cũng không dám làm gì. Mặt khác quân An Nam bấy giờ rất mạnh, thanh thế bao nhiêu, nhà minh cũng phải lấy lễ nghĩa mà đãi An Nam, cho nên sự giao thiệp của hai nước vẫn được hòa bình.
Với những việc làm của vua Lê Thánh Tông - một vị vua anh minh, đầy tài năng và nhiệt huyết. Những sự văn trị và sự võ công ở nước ta không có thời nào thịnh trị hơn đời Hồng Đức.
Nhờ có vua Lê Thái Tổ thì giang sơn nước Nam mới còn, nhờ có vua Lê Thánh Tông thì văn hóa nước ta mới thịnh, chính vì vậy tên tuổi của vua không thể mờ trong lịch sử và nền văn hóa nước nước nhà.
Vua Lê Thánh Tông ở ngôi 38 năm mang hai niên hiệu Quang Thuận và Hồng Đức. Ngày 30 tháng Giêng năm Đinh Tỵ( 1497) vua băng , thọ 56 tuổi, táng ở bên tả Vĩnh Lăng Lam Sơn (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) gọi là Chiêu Lăng.
Dâng tôn thụy là Sùng Thiên Quảng vận minh quang chính, Chí đức đại công, thánh văn thần võ đạt hiếu thần hoàng đế, miếu hiệu là Thánh Tông.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.