Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đó là cảnh tượng xảy ra hàng ngày ở các điểm gác chắn tàu qua đường ngang dân sinh trên địa bàn TP.Đông Hà (Quảng Trị). Anh Trương Quang Vũ (nhân viên gác chắn đường ngang thuộc Công ty cổ phần đường sắt Bình-Trị-Thiên) cho biết, đã làm nhiệm vụ ở đoạn ngang qua đường Hùng Vương (TP.Đông Hà) nhiều năm nay. Theo anh Vũ, tùy theo tốc độ chạy của tàu mà nhân viên được thông báo giờ đóng gác chắn, nhưng không sớm quá 3 phút, không muộn quá 1 phút 30 giây trước khi tàu băng qua đường ngang.
Dù người gác tàu đã kéo gác chắn nhưng nhiều người vẫn liều mạng lách qua. Ảnh: N.V
Trước khi tàu đến, đèn và chuông báo hiệu sẽ vang lên. Sau đó nhân viên kéo hàng rào gác chắn lại, ngăn không cho bất cứ người, phương tiện nào có mặt trong khu vực đường ray nhằm đảm bảo tính mạng, của cải người dân. Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo tàu đến, nhiều người dân thiếu ý thức vẫn cố lách qua hàng rào chắn chỉ để nhanh hơn người khác một vài phút. Việc làm ấy không chỉ gây nguy cơ tai nạn giao thông cho bản thân người điều khiển phương tiện mà còn nguy hiểm đến tính mạng nhân viên gác chắn và cả đoàn tàu.
Anh Vũ tâm sự: “Khi chúng tôi đang kéo gác chắn, nhiều người cứ lao xe đến cố lách qua, có khi đâm vào người chúng tôi xây xát. Có người say xỉn còn hành hung, chửi bới khi chúng tôi ngăn không cho họ tháo gác chắn vượt qua đường ray”.
Ô tô cũng lao vun vút lách qua gác chắn tàu khiến nhân viên gác chắn gặp nguy hiểm. Trong ảnh một nhân viên gác chắn bất lực buộc phải đợi chiếc ô tô đi qua mới có thể đóng gác chắn, trong khi đoàn tàu sắp lao tới. Ảnh: N.V
Không biết đến khi nào tất cả mọi người đều tuân thủ luật giao thông đường sắt? Ảnh: N.V
Theo anh Vũ, những lúc bị hành hung ấy có khi các nhân viên gác chắn phải được người dân giải vây, báo công an... “Biết là người ta sai, quy định xử phạt người vi phạm cũng có nhưng nhân viên gác chắn tàu như chúng tôi không có thẩm quyền, việc đó thuộc cảnh sát giao thông xử lý. Chờ khi có cảnh sát giao thông thì người ta đã đi mất rồi. Chính vì thế, chúng tôi đề xuất cần gắn camera theo dõi tại các điểm đường ngang dân sinh trọng điểm để có thể trích xuất hình ảnh, xử phạt nguội người vi phạm” – anh Vũ nói.
Ông Lê Đức Tiến – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết, việc lắp đặt camera ở các điểm có gác chắn là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần phải bàn bạc cụ thể, có lộ trình, kinh phí, thành lập đơn vị giám sát… mới đem lại hiệu quả.
Thiết nghĩ, để đảm bảo an toàn giao thông và thượng tôn pháp luật, các lực lượng chức năng cần mạnh tay xử phạt người vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Điều 46 nghị định 171/2013-NĐ-CP trong lĩnh vực đường sắt quy định xử phạt từ 50.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với hành vi vượt rào chắn đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang khi đi qua đường ngang. Số tiền xử phạt tùy theo mức độ, phương tiện vi phạm. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.