Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà

Thứ hai, ngày 19/12/2022 15:46 PM (GMT+7)
Những tưởng không ăn được nhưng khi đem chế biến kiểu này thì lại thành món đặc sản.
Bình luận 0

Rêu đá có ở đâu?

Nhắc đến các món đặc sản của bà con vùng cao thì chắc chắn không thể bỏ qua rêu đá. Đây là món chỉ có ở người Thái, Tày sinh sống ở một số tỉnh Đông và Tây Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu…

Đây là phần rêu xanh mọc ở trên các tảng đá lớn tại các con suối được bà con thu lượm về để chế biến món ăn. 

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 1.

Có rất nhiều món ngon được làm từ sản vật trời ban này như: Rêu nướng, canh rêu, rêu xào tỏi, nộm rêu… Mỗi một món lại có cách chế biến khác nhau, dễ nấu mà hương vị đặc biệt thơm ngon.

"Loại rau" này có quanh năm nhưng chỉ ngon nhất vào mùa đông. 

Thời điểm này, rêu rất xanh và non. Tiết trời xuân hè sẽ khiến rêu già, màu sẫm và ăn bị xơ.

Thường rêu chỉ sống trong vòng 7 ngày. Thời điểm tuyệt vời nhất để thu hoạch là sau 3 - 4 ngày rêu mọc. Vì thế, phải hiểu tường tận và nắm được chu kỳ sinh trưởng của "loại rau" này thì mới có được những phần rêu non.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 2.

Bạn dễ dàng bắt gặp "loại rau" này tại các khu nước chảy xiết vào màu xanh mướt cực đẹp mắt. 

Bà con sẽ ra các khu suối gần nhà để lấy rêu. Khi thu hoạch, họ sẽ hái rêu ngược từ dưới lên. Tuyệt đối không đứng ở phía trên vì như thế sẽ khiến nước bị vẩn đục, cát bám lên rêu.

Lượng rêu ở các con suối cũng không có quá nhiều, do đó bà con thường chỉ lấy về nhà ăn. Ngày nay, khi du lịch phát triển thì họ tận dụng để bán cho du khách kiếm thêm thu nhập.

Có không ít người ban đầu chê rêu bẩn không ăn, nhưng khi đã được thưởng thức hương vị của rêu đá thì đâm ghiền.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 3.

Rêu khi thu hoạch xong sẽ được sơ chế thật cẩn thận để loại bỏ hết phần bụi bẩn bám ở phía trên. Trước tiên, bà con trải rêu lên mỏm đá sạch rồi dùng chày hoặc chuôi dao đập liên tục. Khi rêu đóng mảng thì bắt đầu nhặt sỏi, đá cùng rác bị lẫn ở bên trong.

Kiểm tra thấy hết sạn và cặn bẩn thì đem rêu đi vò trong nước sạch. Đây là bước giúp loại bỏ đi toàn bộ những bụi bẩn còn sót lại. Thực hiện thao tác này cho tới khi rêu sạch thì vo lại thành từng nắm.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 4.

Tỉ mỉ từ khâu thu hoạch cho tới chế biến, rêu đá không làm thực khách thất vọng khi có thể làm ra nhiều món ăn thơm ngon. Vào mùa rêu trên mâm cơm của bà con ít nhiều có một món làm từ nguyên liệu này. Khi thì canh rêu, lúc lại rêu đá nướng ăn rất lạ miệng.

Trước kia, rêu là món ăn cứu đói cho bà con, nay được bán với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Rêu đá có rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Theo dân gian, rêu có tính mát, trị mụn nhọt, phòng hàn, bổ sung chất xơ, hỗ trợ giải độc, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và lưu thông khí huyết.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 5.

Những ngày đông này, khi ghé tới vùng núi cao Tây hoặc Đông Bắc, nhớ thưởng thức món rêu đá nướng. Miếng rêu nóng hôi hổi thơm lừng mùi vị của núi rừng, khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi.

Tham khảo cách làm rêu đá nướng ngon của bà con dân tộc Thái dưới đây:

Cách làm rêu đá nướng chuẩn vị người Thái

Nguyên liệu

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 6.

- Rêu đá: 500g

- Gừng tươi

- Rau mùi tàu

- Bột canh

- Mắc khén

- Ớt tươi

- Lá chuối tươi

Các bước chế biến rêu đá nướng

Bước 1: Sơ chế

- Rêu đá sau khi lấy về đem “giặt” thật sạch rồi nhặt đi những bụi bẩn, sỏi nhỏ còn sót lại bên trên.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 7.

- Tách cho rêu tơi ra rồi rửa lại 1 lần nữa với nước.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 8.

- Vắt kiệt nước trong rêu rồi nắm thành từng nắm rồi băm cho rêu nhuyễn ra.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 9.

- Rau mùi tàu, ớt tươi rửa sạch thái nhỏ. Gừng băm nhỏ.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 10.

Bước 2: Ướp rêu

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 11.

- Cho rêu đã băm nhuyễn vào bát, thêm gừng, rau mùi tàu, ớt tươi đã sơ chế cùng bột canh, mắc khén vào đảo đều.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 12.

Bước 3: Nướng rêu

- Cho rêu vào trong lá chuối rồi gói chặt lại.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 13.

- Đặt gói rêu đã bọc kín vào vỉ rồi nướng trên than hồng.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 14.

- Khi thấy rêu tỏa mùi thơm là được.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 15.

Bước 4: Thưởng thức

- Gỡ lớp lá chuối bọc bên ngoài rêu ra rồi thưởng thức.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 16.

- Rêu nướng có màu hơi ngả sang xanh đen. Mùi rêu đặc trưng quyện cùng vị mắc khén, cay cay của gừng, ớt, thơm lừng của mùi tàu.

Thứ nhớt nhớt mọc ở suối ai cũng chê bẩn đem nấu kiểu này được món thơm lừng, muốn ăn cũng chẳng có sẵn mà - Ảnh 17.

Rêu hơi dai dai, ngậy ngậy rất đặc trưng. Khi ăn bạn có thể chấm cùng gia vị nếu muốn đậm đà hơn.

Hướng dẫn bảo quản rêu đá

Rêu đá ăn tươi mới ngon. Tuy nhiên, do thời gian sinh trưởng của rêu ngắn. Rêu lại có mùa vụ thế nên bà con thường hái về rồi làm sạch và phơi cho thật khô sau đó gác bếp ăn dần.

Khi gia đình có công việc hoặc muốn thết đãi khách quý thì sẽ lấy ra ngâm rồi chế biến các món ngon.

Lưu ý, trước khi phơi khô gác bếp, rêu phải được làm sạch toàn bộ rác, sỏi đá bám ở trên trên. Bạn có thể lựa chọn cho rêu vào túi rồi hút chân không như thế thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn. 


Đặng Giang (Thời báo văn học nghệ thuật )
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem