Loại thịt này dẫu không phổ biến như thịt gà, thịt vịt nhưng cũng là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng: Thịt ngỗng.
Thịt ngỗng thường có màu sậm hơn thịt vịt hay thịt gà, song hương vị lại thuộc hàng “tuyệt phẩm ” ăn đứt các loại gia cầm khác.
Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng có trong loại thịt này khá giống với dầu olive nên rất tốt cho tim mạch.
Loại thịt này ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng. Theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam của Viện Vệ sinh dịch tễ, Bộ Y tế, trong 100g thịt ngỗng có 46,1g nước, 14g protid, 39,2g lipid, 13mg canxi, 210mg photpho, 1,8mg sắt, 0,27mg vitamin A, 0,20mg vitamin B1, 0,19mg vitamin B2, 5,7mg vitamin P… cung cấp được 422 Kcal.
Thịt ngỗng có thể chế biến nhiều món ngon như ngỗng quay, ngỗng tẩm bột, ngỗng xào lăn, ngỗng nướng, ngỗng hấp...
Loại thịt này còn có giá trị chữa bệnh. Theo Đông y, thịt ngỗng vị ngọt, tính bình, chủ trị lợi tạng, ích khí, bổ hư, hoà vị, ngừng tiêu khát. Máu ngỗng cũng được dùng làm thuốc chữa nấc, buồn nôn.
Thịt ngỗng hầm với hạt dẻ - loại hạt của mùa thu sẽ cho món ăn ngon tuyệt, bạn đừng nên bỏ qua.
Món ăn gợi ý: Ngỗng hầm hạt dẻ
Nguyên liệu: Thịt ngỗng, hạt dẻ, gừng lát, tỏi tây, hành lá, đường phèn, ớt khô, hạt tiêu, lá nguyệt quế, quế, nước tương nhạt, nước tương đen, rượu nấu ăn, muối, tiêu
Cách làm:
- Trước tiên hãy rửa sạch thịt ngỗng. Sau khi làm sạch, cho thịt vào nồi để chần. Cho nước vào nồi, cho rượu nấu ăn, gừng cắt lát và hành lá vào nồi rồi đun sôi. Sau đó vớt thịt ra, rửa sạch 2 lần nữa để khử mùi tanh.
- Đun nóng dầu trong chảo, cho một ít đường phèn vào xào đến khi có màu đường thì cho thịt ngỗng vào xào thơm. Lúc này, ta cho hành, gừng, tỏi tây, tỏi, ớt khô, hạt mắc khén, lá nguyệt quế và quế rồi xào chung cho đến khi dậy mùi thơm.
Sau đó cho vào 2 thìa nước tương nhạt, nửa thìa nước tương đen, 2 thìa rượu nấu, 1 thìa muối và 1 thìa hạt tiêu và đun trong trong 5 phút;
- Cuối cùng, chúng ta cho hạt dẻ vào, khuấy đều rồi cho nước sôi vừa đủ ngập các nguyên liệu. Đun sôi ở lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ đun liu riu trong 1 tiếng rưỡi.
- Trong 1 tiếng rưỡi, ngỗng đã chín, hạt dẻ cũng chín. Khi mở nắp ra, mùi thơm nồng nặc. Món ăn khi còn nóng sẽ cho hương vị thơm ngon nhất.
Thịt ngỗng chế biến theo cách này mềm mại, thơm phức. Giá trị dinh dưỡng của thịt ngỗng rất cao, giàu chất dinh dưỡng, chất đạm, người lớn và trẻ em nên ăn nhiều hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.