Thịt vịt là loại thịt dân dã quen thuộc nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thịt vịt có nhiều cách chế biến nhưng dù đem luộc, nướng hay nấu lẩu đều mang lại những vị ngon tuyệt vời không thể lẫn với bất cứ món nào.
Không những thế, loại thịt này còn có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe rất tốt nên còn được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng" trong Đông y.
Dân Việt giới thiệu cách nấu cháo vịt với thành phẩm thịt mềm mọng, ngọt lịm, đặc biệt không bị hôi như sau:
Không những thế, loại thịt này còn có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe rất tốt nên còn được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng" trong Đông y.
Nguyên liệu nấu cháo vịt:
- ¼ con vịt
- Gia vị: Mắm, muối, tiêu, rượu
- Rau thơm: Hành củ, hành lá, ra ngò gai, tía tô, gừng, hồi, rau răm,…
Luộc vịt với nước ấm, để sôi thật nhỏ, cho vịt chín từ từ và không bị khô rút nước, sau khi vịt chín thì ngâm thêm khoảng 5-10 phút mới vớt ra
- Nước luộc vịt nấu đến lúc hơi ấm nhẹ hoặc sôi nhẹ thì mới thả vịt vào, thêm mắm, rượu, hành củ, gừng, hồi, (rễ hành, rễ thì là,… nếu có).
Thành phẩm miếng vịt luộc mọng nước hồng hào
*Để lửa nhỏ cho vịt luôn trong trạng thái sôi rất nhẹ, nấu chín từ từ, để vịt không bị rút nước. ¼ con vịt luộc tổng cộng khoảng 20 phút và ngâm thêm 5 phút. Như vậy thì thịt vịt rất mọng nước chứ không bị khô.
- Trong lúc luộc vịt thì đi ngâm gạo, nấu riêng gạo tẻ hoặc thêm chút gạo nếp tùy ý.
Nước luộc vịt vớt bỏ bớt phần nước béo rồi dùng nấu cháo. Cháo gạo tẻ hoặc thêm chút nếp tùy thích
- Vớt vịt, chờ nguội bớt, lọc bỏ xương và bỏ bớt da, sau đó băm nhỏ, khi nào ăn thì cho chút dầu ăn đảo vịt băm với chút nước mắm cho thịt đậm đà.
- Nước luộc vịt vớt bớt nước béo, cho vào nấu cháo.
Lọc xương, bỏ bớt da, băm nhỏ
Nếu chưa ăn ngay thì trữ thịt vịt với chút nước luộc để thịt không bị khô
Khuấy cháo cho nóng, thịt vịt băm đảo với chút mắm cho đậm đà
Vui lòng nhập nội dung bình luận.