Mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc cúng Tết để năm mới thêm may mắn

Loan Trần Thứ ba, ngày 10/01/2023 08:19 AM (GMT+7)
Nấu xôi ngũ sắc để bày lên mâm cỗ cúng ngày Tết để năm mới thêm may mắn, ăn nên làm ra, tài lộc đồi dào.
Bình luận 0

Hôm nay, Dân Việt mách bạn cách nấu xôi ngũ sắc để mâm cỗ cúng ngày Tết thêm đẹp mắt nhé!

Trong mâm cỗ cúng ngày Tết không thể thiếu món xôi thơm phức mang đến cho ý nghĩa một năm đầy đủ và an lành. Năm mới với sắc đỏ may mắn thì rất hợp với xôi trái gấc như một lời chúc bình an, may mắn.

Bên cạnh đó mỗi màu xôi đều mang một ý nghĩa riêng. Màu xôi khác nhau nhưng cách nấu thì tương tự, quan trọng nhất là cách pha màu và mẹo giữ màu bền đẹp.

Dân Việt sẽ giới thiệu cách nấu xôi ngũ sắc từ màu thiên nhiên.

Xôi ngũ sắc cúng tết để năm mới thêm may mắn - Ảnh 1.

Nấu xôi ngũ sắc để bày lên mâm cỗ cúng ngày Tết để năm mới thêm may mắn, ăn nên làm ra, tài lộc đồi dào.

Nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc:

1.Lá dứa/lá nếp

2. Nghệ

3. Thanh long

4 Gấc

5. Cốt dừa

Xôi ngũ sắc cúng tết để năm mới thêm may mắn - Ảnh 2.

Cách nấu xôi ngũ sắc: Màu xôi được làm từ các loại lá tự nhiên

Cách nấu xôi ngũ sắc:

Mâm cỗ cúng mà có đĩa xôi ngũ sắc nhìn đẹp mắt hơn. Để hoàn thành mâm xôi ngũ sắc cần chuẩn bị 1kg gạo nếp cái hoa vàng.

Sau đó chia đều 5 phần và tạo màu ngâm qua đêm.

1. Màu xanh ép lá dứa, giữ lại 1/3 chỗ nước ép,2 phần còn lại đem hoà chút nước ngâm nếp qua đêm. Tuy nhiên thường hấp thì màu xanh này thường nhạt đi chứ không xanh mát.

Vậy bí quyết để xôi có màu xanh đẹp: sau khi xôi hấp xong, cho từ từ 1/3 phần nước cốt ban đầu vào, đeo gang tay đảo cho đều màu xanh rồi hấp thêm 2-3 phút nữa.

Tuy nhiên nước ép lá dứa đậm thì ăn hay bị nặng mùi nên sẽ cho thêm chút đường+dầu ăn vào xôi vừa hấp xong để tạo vị ngọt nhẹ và mềm dẻo, hạt xôi bóng bẩy đẹp mắt.

Xôi ngũ sắc cúng tết để năm mới thêm may mắn - Ảnh 3.

2. Màu vàng hoà chút bột nghệ với nước và cũng ngâm gạo qua đêm. Nếu không thích mùi nồng của nghệ, có thể ngâm 1 giờ thấy gạo chuyể màu vàng thì đổ hết nước ngâm đi, cho lại nước lọc mới vào. Có thể làm lại 1-2 lần để giảm hẳn mùi nghệ, xôi sẽ có màu vàng tươi đẹp mắt. Trộn với chút muối rồi hấp.

3. Màu hồng thanh long (có thể dùng lá cẩm). Thanh long dằm nát qua rây lọc lấy nước cốt (cũng giữ lại 1 phần nước ép thanh long). Hoà hước ép thanh long cũng ngâm nếp qua đêm như trên, đến sáng hôm sau mới hấp.

Tuy nhiên thanh long hấp thường chuyển cam. Cũng như lá dứa, giữ lại 1 phần nước cốt thanh long, xôi chín nhanh tay đảo đều để xôi nhuộm màu hồng, nhớ đeo gang tau đảo nhanh. Sau đó rắc chút đường, trộn chút dầu ăn cho xôi bóng đẹp.

Xôi ngũ sắc cúng tết để năm mới thêm may mắn - Ảnh 4.

Cách nấu xôi ngũ sắc: Rắc 1 chút cùi dừa để xôi thơm ngon ơn

4. Màu đỏ của gấc: thịt gấc mình cho thêm chút rượu vào trộn đều để lên màu đẹp hơn. Nếp trắng ngâm qua đêm, đổ ra rá cho ráo nước, rồi cho vào trộn đều với gấc và đem hấp. Hấp xong cũng thêm chút đường tạo vị và chút dầu ăn cho xôi bóng đẹp.

5. Màu trắng cốt dừa, gạo nếp ngâm qua đêm, trộn với chút muối rồi hấp chín. Thêm chút đường tạo vị ngọt nhẹ cho xôi dễ ăn. Rưới 2-3 thìa cốt dừa vào xôi đảo đều, đậy xửng hấp thêm 5 phút nữa là xong.

Xôi sau khi hấp xong dàn đều cho nguội, xôi thường hấp 30 – 45 phút vì ngâm qua đêm gạo đã ngậm đủ nước nên tầm đó là xôi mềm dẻo. Có nồi hấp to thì chia đều nếp, ngăn cách các lớp màu bằng giấy nến/lá chuối/lá dong....

Xôi ngũ sắc cúng tết để năm mới thêm may mắn - Ảnh 5.

Cách nấu xôi ngũ sắc: Đĩa xôi ngũ sắc sẽ rất đẹp

Trên đây là chút kinh nghiệm nhỏ nhoi mình hay tạo màu cho xôi hy vọng hữu ích cho mọi người.

Chúc các bạn thành công khi nấu xôi ngũ sắc

*Món ăn và hình ảnh do Fb Loan Trần thực hiện


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem