Năm mới 2018, nên và không nên chúc nhau câu gì?

Diệu Thu Thứ năm, ngày 15/02/2018 20:55 PM (GMT+7)
“Có vẻ như ngày nay, trong lời chúc mừng năm mới chữ “Lộc” lấn át chữ “Phúc” và chữ “Thọ””.
Bình luận 0

img

Trong năm mới, không ít người chúc nhau “sinh con trai”.

Năm mới đến, hàng triệu người lại gửi cho nhau tin nhắn, câu chào với lời chúc yêu thương - một năm mới may mắn và thành công; tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Vậy trong năm Mậu Tuất, lời chúc nào được coi là ý nghĩa nhất.

Trao đổi với PV, TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, xưa kia chúc Tết là phải đến tận nhà nhau, nói với nhau những lời tốt đẹp chất chứa hy vọng trong năm mới. Mọi người thường chúc nhau một năm mới “Phúc, Lộc, Thọ”. 

Chúc “Phúc” là chúc liêm khiết, thẳng ngay, không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người, từ đó mới có hạnh phúc. Chúc “Lộc” là chúc nhiều tài, nhiều lộc, nhiều vàng bạc, nhiều châu báu. Chúc “Thọ” là chúc mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, sống đời đời bên con cháu.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn, ngày nay người ta thường đề cao chữ “Lộc”, làm ăn phát đạt, người ta chúc nhau “tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin” hoặc chúc vinh hoa phú quý đầy nhà.

“Có vẻ như ngày nay, trong lời chúc mừng năm mới chữ “Lộc” lấn át chữ “Phúc” và chữ “Thọ” nhưng dù sao ở thời nào cũng đều mang ý nghĩa trao gửi niềm vui, may mắn, hạnh phúc”, TS Trần Hữu Sơn nói.

Cũng theo Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, năm 2018 nếu muốn dành lời chúc cho cả gia đình thì nên chúc một năm an khang và hạnh phúc, một năm bình an về sức khỏe, thăng hoa về tiền bạc.

Tuy vậy, ngày nay những lời chúc mừng năm mới không còn hướng nhiều tới tập thể nữa, thay vào đó người ta chúc riêng từng cá nhân. Cá nhân nào mong đợi gì trong năm mới thì sẽ được chúc như vậy.

Chẳng hạn: Học sinh thì chúc đỗ đạt, học giỏi; Người làm kinh tế thì chúc thành công; Người già thì chúc trường thọ; Người chưa có người yêu thì chúc sớm có người thương; Người chưa có con thì chúc sớm sinh quý tử. …

“Mọi người cũng nên theo xu hướng, căn cứ vào “nhu cầu” của từng người để đưa ra lời chúc ý nghĩa cho năm 2018”, chuyên gia văn hóa Trần Hữu Sơn nói.

img

 Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cử - Nguyên Việt trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội.

Trong khi đó, GS Nguyễn Đình Cử,  nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế quốc dân cho biết, trên thực tế năm mới vẫn còn nhiều người chúc nhau sinh con trai. Đây là một biểu hiện nhỏ, sinh động, cụ thể của một tập quán “trọng nam khinh nữ” ngàn năm còn rơi rớt lại.

Tuy nhiên, theo GS Cử, thời thế đã đổi thay, xã hội đã phát triển nên câu chúc này ngày nay không còn phù hợp. Bên cạnh đó, nếu người được chúc trong năm sinh con gái, thì lời chúc đầu năm như thêm “muối xát vào lòng” người được chúc, vì đây được coi là kết quả trái với lời chúc, trái với mong muốn của bản thân hay của người chúc.

GS Nguyễn Đình Cử cũng cho biết, ở các nước phát triển mà ông biết, năm mới khi gặp nhau, họ chỉ nói “chúc mừng năm mới” hoặc “Chúc năm mới hạnh phúc”. Người ta không chúc cụ thể, tiểu tiết như ở Việt Nam.

Con cái không được phép lì xì bố mẹ?

“Nguyên tắc của lì xì là trên ban phát cho dưới, không có chuyện ngược lại“.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem