Ngăn ngừa vi phạm thương mại điện tử lọt qua đường bưu chính

Vũ Khoa Thứ năm, ngày 27/07/2023 16:11 PM (GMT+7)
Thương mại điện tử ngày càng phát triển, tỉ lệ thuận với nhu cầu hàng hóa vận chuyển vận chuyển qua các bưu cục và tiềm ẩn nguy cơ vi phạm.
Bình luận 0

Quản lý từ khâu trung gian của thương mại điện tử

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, dựa trên Đề án chống gian lận thương mại trên môi trường Thương mại điện tử đến năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường xác định mặt trận phòng chống gian lận thương mại trong thời gian tới là thương mại điện tử, trên các sản giao dịch, các nền tảng mạng xã hội...

Các loại hình này đặc biệt phát triển song song với đường bưu chính, vận tải. Đồng thời cũng tồn tại nhiều nguy cơ về vi phạm.

"Đây là mặt trận mới, khó đối với các lực lượng chức năng. Bởi, bắt trên mạng sẽ khó khăn phức tạp hơn rất nhiều so với thị trường truyền thống bởi có yếu tố trung gian như dịch vụ thanh toán, hạ tầng, chuyển phát, bưu chính", Tông Cục trưởng Trần Hữu Linh nhận định.

Do đó, việc phối hợp Viettel Post giúp nhiệm vụ của mỗi bên được thực thi hiệu quả hơn, đóng góp vào sự phát triển của thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong mua sắm hàng hóa" Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nói.

Trên quan điểm này, nhằm nâng cao công tác quản lý hàng hóa ra thị trường thông qua các kênh vận chuyển, ngày 27/7, Tổng cục Quản lý thị trường và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã ký thỏa thuận hợp tác về kiểm tra, xử lý đối với hàng hóa vi phạm quy định của pháp luật gửi qua đường bưu chính trong nước. Đây là thời điểm phù hợp cho việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị.

Ngăn ngừa vi phạm thương mại điện tử lọt qua đường bưu chính - Ảnh 1.

Tổng cục Quản lý thị trương và Viettel Post chính thức hợp tác kiểm soát hang hóa qua đường bưu chính. Ảnh: Quyên Lưu

Theo đó, dựa trên chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, 2 bên sẽ đảm bảo trách nhiệm, quyền lợi trên nền tảng mục tiêu đấu tranh phòng chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vận chuyển qua đường bưu chính; hàng hóa vi phạm về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại khác trong hoạt động bưu chính.

Thương mại điện tử tại Việt Nam cao gấp 3 lần mức trung bình thế giới

Đồng ý với quan điểm của Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh, Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel Hoàng Trung Thành cho rằng thương mại điện tử hiện đang phát triển rất mạnh. Tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam cao gấp 3 lần mức chung của thế giới.

Dư địa còn rất nhiều bởi offline còn chiếm tỷ trọng cao. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp, nhưng cũng là bài toán "hóc búa" về mặt quản lý thị trường, quản lý về xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ hay các loại hàng hóa vi phạm khác…

Ngăn ngừa vi phạm thương mại điện tử lọt qua đường bưu chính - Ảnh 2.

Lượng hàng hóa di chuyển qua các bưu cục ngày càng tăng cao

"Việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Quản lý thị trường với Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel đặt khởi đầu quan trọng cho dự định của hai đơn vị trong thời gian tới" ông Thành nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thành, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ giao cho Viettel nhiệm vụ xây dựng hạ tầng logistic quốc gia. Tập đoàn Viettel xác định Bưu chính, logistic, thương mại điện tử là một trong những trụ tăng trưởng chính của Viettel trong thời gian tới. 

Việc đầu tư về tài chính, con người, sự ủng hộ về tinh thần được ưu tiên. Đây là cơ hội lớn của Viettel Post đóng góp vào sự tăng trưởng của Viettel nói riêng cũng như ngành thương mại điện tử của Việt Nam nói chung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem