Tính đến thời điểm hiện tại, từ khi được xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai, đã có 4 xe sầu riêng được xuất khẩu với tổng trọng lượng gần 70 tấn.
Sự giảm bớt nguồn cung từ các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu đã tạo điều kiện cho đường sản xuất từ mía trong nước có thể tiêu thụ được và cũng cải thiện được giá bán trong tháng 8.
Trong 7 tháng đầu năm nay, lượng đường nhập lậu từ Campuchia, Lào vào Việt Nam là hơn 441.200 tấn, tương đương bình quân mỗi tháng nhập lậu hơn 63.000 tấn. Theo đó, VSSA ước tính, cả năm 2022, tổng lượng đường nhập lậu từ hai quốc gia này sẽ lên đến 756.300 tấn.
Việc áp thuế suất 47,6% đối với đường nhập khẩu (từ Thái Lan và các nước ASEAN khác) sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. SSI Research ước tính giá đường nhập khẩu sẽ tăng lên 22.000 đồng/kg sau khi được tính thuế đầy đủ.
Ngày 1/8/2022, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định 1514, áp dụng biện pháp: Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar
100.000 nông dân bị ảnh hưởng, 3.300 lao động mất việc, 16/41 nhà máy đường phải đóng cửa... Đó là những tác động do tình trạng nhập khẩu đường lậu theo một nhận định bằng văn bản của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA).