Nghĩa tử là nghĩa tận

Nguyễn Văn Dũng (Dòng đời) Thứ bảy, ngày 30/08/2014 06:00 AM (GMT+7)
Một buổi sáng tốt trời, tôi đưa người bạn thân về nơi an nghỉ cuối cùng. Xe tang từ Chợ Cống ra đường Lê Lợi, lên đường Điện Biên Phủ, rẽ vào Nghĩa trang Thành phố.
Bình luận 0
Tôi bỗng có ý định làm một cuộc khảo sát, xem trên đường người người qua lại, có bao nhiêu người tỏ dấu hiệu chào vĩnh biệt người quá cố. Buồn thay, trước sau chỉ có 3 người. Họ đều có cùng một cử chỉ như nhau khi xe tang đi qua- dừng lại, im lặng, dỡ mũ, nghiêng mình, kính cẩn chào linh cữu người quá cố.

Có một người, sinh ra, lớn lên, học hành, mơ ước, buồn vui, làm việc, hẹn hò, yêu thương, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái… rồi bỗng vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại! Đấy không phải là một sự kiện trọng đại sao? Vậy mà chỉ có 3 người là cảm nhận được điều ấy. Số người khác làm ngơ- do không được dạy dỗ chu đáo, hay do con tim hờ hững, chai sạn?

Người xưa dạy “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Bởi thế, thái độ của con người trước cái chết, trước nỗi bất hạnh của người khác, luôn phản ảnh trình độ giáo dục và nền tảng đạo đức của con người ấy. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem