Với cộng đồng người Rục ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) rừng vẫn là người mẹ như đã từng che chở, nuôi dưỡng họ ngàn đời, trước khi ra với xã hội năm 1959.
Với một số gia đình người Rục thì cuộc sống ở bản định cư trong những ngôi nhà
xây là “mệt mỏi”, họ thích ở rừng hơn, mẹ rừng vẫn che chở và nuôi họ. Có điều
rừng không có trường học cho trẻ con, không có trạm xá cho người ốm… Không có
mọi thứ để con người hòa nhập vào xã hội và phát triển bền vững. Thức ăn trong
rừng không còn nhiều như xưa, từ ngọn rau, con ốc, con thú … cái gì cũng hiếm. Bà mẹ rừng vẫn rộng bụng với con người nhưng
dường như đã kiệt sức. Theo qui luật của tự nhiên bà mẹ ấy muốn “đẩy” đàn con
đã lớn ra khỏi bầu sữa cạn kiệt để chúng tự kiếm ăn và lớn mạnh.
Hang đá nơi gia đình anh Cao Thắng chọn làm nhà.
Chị Cao Thị Lại và đứa con nhỏ 1 tuổi Cao Xuân Xí, cháu bé bị suy dinh dưỡng và bệnh ngoài da rất nặng.
Nạo ruột cây đoác làm bột nhúc, “cơm” của mẹ rừng cho người Rục.
Uống nước trực tiếp từ dây leo trong rừng.
Khoét thân cây chuối rừng lấy nước.
Nước từ thân chuối hơi chát, nhưng nhiều hơn từ dây leo.
Chú cầy nhỏ chừng 0,4kg dính bẫy, cũng đủ để thành một bữa ăn “thịnh soạn” của cả nhà.
Loại kẹo ngon nhất là miếng mật ong bố mới lấy về.
Đuổi nhau quanh vách đá là chò trơi chính của mấy đứa trẻ.
Buổi tối trong hang đá của gia đình anh Thắng.
Phóng sự ảnh của Lương Vũ (Phóng sự ảnh của Lương Vũ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.