Cứ vào dịp mùng 6 Tết âm lịch đầu xuân, lễ hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) lại được tổ chức để tưởng nhớ đến Thánh Gióng với công lao đánh giặc Ân. Song năm nào cũng vậy, nếu như phần lễ được Ban tổ chức cùng nhân dân tổ chức quy củ, thiêng liêng bao nhiêu thì phần hội lại càng nhốn nháo bấy nhiêu.
Với phần lễ chính diễn ra trong buổi sáng mùng 6 Tết cùng với phần hội diễn ra trong 3 ngày từ mùng 6 - 8 Tết, lễ hội Gióng ở đền Sóc đầu xuân Giáp Ngọ năm nay đón tiếp hàng trăm ngàn lượt khách thập phương đến dâng hương và tham quan.
Theo ông Phạm Văn Hiến, Phó giám đốc Trung tâm quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc Sơn, từ đầu năm mới Giáp Ngọ cho đến trước ngày diễn ra chính hội, đã có tới hơn 500.000 lượt khách đến dâng hương và tham quan. Còn riêng trong ngày khai mạc lễ hội, ước tính đã có khoảng 150.000 lượt du khách đến với lễ hội (theo thống kê tính tới 12h trưa ngày mùng 6 âm lịch).
Số lượng khách thập phương tới tham quan và dâng hương tại đền Sóc lớn như vậy do đó không thể tránh khỏi tình trạng nhốn nháo trong khu vực đền, từ những trò chơi ăn tiền, trúng thưởng không liên quan tới truyền thống hay tình trạng những quầy hàng lộn xộn, bày bán đủ thứ thập cẩm...
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi
thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng
truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian
Việt Nam.
Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một
cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và
nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao nhận thức
cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng
tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn
diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Có 2 hội
Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh,
huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện
Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại.
Kể từ khi được UNESCO công nhận cho đến nay, nhiều lần đền
Sóc đã được UBND TP.Hà Nội đưa vào chương trình cải tạo và quy hoạch lại
khu vực đền, song đến nay vẫn chưa được triển khai hoàn chỉnh. Theo ông
Phạm Văn Hiếu, Phó giám đốc Trung tâm quản lý khu du lịch - di tích đền
Sóc Sơn, một trong những vấn đề quan trọng là do còn thiếu kinh
phí.
|
Ngay trong ngày đầu khai hội, hàng trăm ngàn người dân từ khắp nơi đổ về tham quan và dâng hương tại đền Sóc. Dù BTC đã đưa ra quy định cấm buôn bán trong khu nội tự, song nhiều người vẫn ngang nhiên bán hương, quẻ bói, đồ ăn uống trong khu vực này. Tại mỗi cửa đền đều có khu châm hương, hóa vàng riêng biệt, song nhiều người dân vẫn châm hương bừa bãi. Người dân mê tín vô ý thức, cắm cả hương nhang vào thân cây. Những trò chơi như giải thế cờ ăn tiền, ném phi tiêu trúng thưởng dù không mang tính truyền thống vẫn mọc lên như nấm. Dù đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2010, song vấn đề quy hoạch lại khu di tích đền Sóc vẫn chưa được triển khai. Không gian bên ngoài đền Sóc vẫn tập hợp quá nhiều quầy hàng lộn xộn, bán hàng thập cẩm. Tại lễ hội đền Gióng năm nay, BTC có mời đoàn văn nghệ từ Bắc Ninh sang biểu diễn hát quan họ để phục vụ quần chúng. Song đi kèm với đó là sự vô ý thức của người dân khi vừa xem hát, vừa ăn và vừa... xả rác xuống lòng hồ. Khu bãi đỗ xe cho khách thập phương vẫn là một bài toán đau đầu cho BTC lễ hội - ông Phạm Văn Hiến, Phó giám đốc Trung tâm quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc Sơn cho hay.
Nguyễn Dũng (Nguyễn Dũng)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.