Những điều có thể bạn chưa biết về Tòa án Hình sự Quốc tế ICC

Lê Phương (Reuters) Thứ sáu, ngày 24/03/2023 07:54 AM (GMT+7)
Tòa án Hình sự Quốc tế ICC đang tiến hành 17 cuộc điều tra, từ Ukraine và các quốc gia châu Phi như Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo và Kenya đến Venezuela ở Mỹ Latinh và các quốc gia châu Á như Myanmar và Philippines.
Bình luận 0
Tòa án Hình sự Quốc tế ICC là gì? - Ảnh 1.

Trụ sở Tòa án Hình sự Quốc tế ICC ở Hà Lan. Ảnh: Reuters

ICC hôm 17/3 phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belov với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga. Quyết định này đồng nghĩa Tổng thống Nga sẽ bị giới hạn nếu muốn đến những quốc gia tham gia Quy chế Rome về ICC. 

Mặc dù vậy, Nga cho biết động thái này là vô nghĩa. Moscow đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc về chiến dịch quân sự đặc biệt của họ ở Ukraine.

Tòa án Hình sự Quốc tế ICC là gì?

* Toà án Hình sự Quốc tế ICC được thành lập năm 2002 để truy tố các tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, tội diệt chủng và tội xâm lược khi các quốc gia thành viên không muốn hoặc không thể tự mình truy tố. Cơ quan này có thể truy tố các tội phạm do công dân của các quốc gia thành viên gây ra hoặc trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Tổ chức có 123 quốc gia thành viên. Ngân sách cho năm 2023 là khoảng 170 triệu euro.

* ICC đang tiến hành 17 cuộc điều tra, từ Ukraine và các quốc gia châu Phi như Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo và Kenya đến Venezuela ở Mỹ Latinh và các quốc gia châu Á như Myanmar và Philippines.

* Trang web của Toà án Hình sự Quốc tế ICC cho biết cho đến nay đã có 31 trường hợp được đưa ra trước tòa án, trong đó một số trường hợp có nhiều hơn một nghi phạm. Các thẩm phán của ICC đã ban hành 38 lệnh bắt giữ.

* 21 người đã bị giam giữ tại trung tâm giam giữ của Toà án Hình sự Quốc tế ICC và đã xuất hiện trước tòa án. 14 người vẫn bị truy nã. 5 người đã chết. Các thẩm phán đã kết án 10 người và tuyên bố trắng án cho 4 người.

* ICC đã kết án 5 người đàn ông phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, tất cả đều là thủ lĩnh dân quân châu Phi đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo, Mali và Uganda. Thời hạn từ 9 đến 30 năm tù. Thời hạn tối đa có thể là tù chung thân.

* Kẻ chạy trốn hàng đầu là cựu lãnh đạo Sudan Omar al Bashir, bị truy nã vì tội diệt chủng ở Darfur. Trong khi đó, cựu nguyên thủ quốc gia đầu tiên từng xuất hiện trước ICC, cựu tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo, đã được tuyên trắng án về mọi cáo buộc vào năm 2019 sau một phiên tòa kéo dài 3 năm.

* Mặc dù tòa án được nhiều thành viên Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ, nhưng các cường quốc khác như Mỹ, Trung Quốc và Nga không phải là thành viên, các nước này cho rằng tòa án có thể được sử dụng cho động cơ chính trị.

* Cuộc điều tra Ukraine được mở vào ngày 2/3/2022 và trọng tâm của cuộc điều tra là các tội ác bị cáo buộc đã thực hiện ở Ukraine kể từ ngày 21/11/2013, theo trang web của ICC. Các cuộc biểu tình nổ ra vào năm 2013 chống lại Tổng thống Viktor Yanukovych, người đã trốn sang Nga khi ông bị lật đổ vào năm 2014.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem